Sức mạnh của những ý tưởng cũ

Người đăng: yeu mai em on Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn: http://www.baomoi.com/Suc-manh-cua-nhung-y-tuong-cu/145/2608668.epi
Ford tiết lộ phương châm làm việc của hãng là tạo dựng tương lai trên nền tảng phát triển quá khứ, và bài học của Ford vô cùng đáng giá với bất ai muốn không ngừng đổi mới.
Tờ BusinessWeek cho biết, Ford đang tái sinh trên đường đua công nghệ xanh, mà thực tế đã khởi phát từ những 1940. Từ trước đến nay, Ford vẫn nổi tiếng là thành công trong việc tạo ra những chiếc thân xe bằng thép tương đối nhẹ và công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp. Nhưng trên thực tế, những ý tưởng tiết kiệm năng lượng hay tận dụng tối ưu nhiên liệu này vốn đã xuất hiện trong những chiếc ôtô Châu Âu từ cách đây rất lâu.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu các giải pháp đó đã tồn tại từ lâu rồi, tại sao chúng không được sử dụng sớm hơn?
Các công ty trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ lâu nay vẫn đưa ra hàng loạt lý do để ngụy biện, bào chữa. Chẳng hạn, những nhà sản xuất tại Detroit không ngừng than vãn, giải thích rằng họ không thể phát triển nhanh công nghệ xanh sạch vì còn đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu của đa số khách hàng về những chiếc xe cỡ lớn và ngốn nhiều nhiên liệu. Liệu những anh chàng đa cảm, đáng thương này thực sự đang làm mọi thứ mà khách hàng thượng đế yêu cầu?
Những cây đại thụ trong ngành công nghiệp ôtô cũng là những nhà quảng cáo lớn nhất trên thế giới. Hiếm khi họ là những người phản ứng thụ động. Là những nhà tạo hình đại tài, họ luôn hướng thị trường tiêu dùng Mỹ theo những mẫu xe mới, miễn là chúng mang lại lợi nhuận béo bở cho công ty, mà chẳng cần quan tâm liệu chúng có tạo ra bước đi sáng tạo nào không. Bức tranh hỗn độn này có lẽ vẫn sẽ tiếp tục tái diễn nếu không xảy ra tình trạng lỗ nặng cùng với sự cạnh tranh gia tăng.
Vì thế, ít nhất việc Ford, vượt lên GM và Chrysler, nỗ lực tìm kiếm trong kho tàng lưu trữ công nghệ của mình những dự án khả thi để sẵn sàng trở lại đường đua được coi là một dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, không một công ty nào trong số này đủ tiềm lực và nhanh nhạy trong việc triển khai các sáng kiến đã từng được phát triển, bởi có quá nhiều rủi ro đối với mô hình lợi nhuận, cơ cấu tổ chức và qui trình hoạt động vốn có của họ.
Một sáng kiến mới nếu không được khai thác, sử dụng ngay, thậm chí khi nó đã vượt qua giai đoạn “ý tưởng thô” để chứa đựng khả năng thành công cao; thì nó đơn thuần chỉ là một tấm gương phản chiếu những khuyết điểm về cơ cấu tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, chứ không phải là dấu hiệu cho thấy sáng kiến đó không có giá trị.
Hơn nữa, những ý tưởng lớn có thể bị kìm kẹp bởi những lý do chính trị hay quan liêu cổ hủ. Lại nói tới rủi ro liên quan tới cơ cấu lạc hậu, tôi nhớ tới một nguyên tắc cố hữu bất thành văn rằng: Nếu ý tưởng này tốt, thì cấp trên cũng đã nghĩ đến nó rồi.
Ví dụ, một nhà máy dệt có một vấn đề cố hữu liên quan đến việc đứt sợi. Khi nhậm chức, vị tân quản lý tìm hiểu xem các công nhân có ý tưởng khắc phục không. Một công nhân kì cựu rất gắn bó với nhà máy đã ngần ngại, do dự tiến đến trình bày ý kiến của mình. Và ý tưởng đó chính là giải pháp vị quản lý đang tìm. Khi được hỏi sáng kiến đó ông đã có bao lâu rồi, người công nhân thành thật đáp “ba mươi hai năm!” Ông đã nghĩ rằng nếu ý tưởng đó khả thi, chắc hẳn cấp trên đã nghĩ đến rồi.
Việc sáng tạo là không ngừng nghỉ, thậm chí với những điều tưởng chừng hiển nhiên, ai cũng biết. Đôi khi những sáng kiến đó chỉ đơn giản là kết hợp hai thứ đang tồn tại song hành, ví dụ như bọc một lớp quế xung quanh kem để tạo ra một chiếc kem ốc quế hoàn hảo. Hay giống như việc lục tủ quần áo cũ, chọn mặc vài cái và biết đâu xu hướng thời trang cổ điển sẽ quay lại.
Giờ là thời điểm thích hợp hơn lúc nào hết để các nhà quản lý cùng nhau tham quan kho lưu trữ của tổ chức và kiếm tìm những ý tưởng cũ mà không cũ. Hãy mở ngăn kéo xem có dự án nào trong 5 năm gần đây bị bỏ dở chỉ bởi không ai nghĩ rằng nó sẽ tương thích với mô hình truyền thống.
Hãy nghĩ đến tất cả các ý tưởng dù là nhỏ nhất, mơ hồ nhất, chọn lọc ra những sáng kiến có lợi cho công ty. Đó là những bác sĩ đến thăm bệnh tại nhà! Là những trung tâm chăm sóc khách hàng mà nhân viên chính là các công dân trong chính thành phố này! Hay những chiếc điều khiển tivi có thể tắt/mở từ xa chỉ bằng một nút nhấn! Và sau cùng, nếu công ty của bạn không muốn đổi mới, thì bối cảnh hiện nay sẽ chỉ là khoảng thời gian làm ăn thất bát với những khoản đầu tư uể oải, trong khi ở ngoài kia, người ta đang làm một điều hoàn toàn khác. Tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên nếu có ai đó khởi động một dự án e-Bay dành cho những công nghệ đã qua sử dụng, đấu giá những ý tưởng dù nhỏ bé nhưng đầy hứa hẹn cho những ai trả giá cao nhất.
Trong môi trường kinh tế hiện nay, nơi thật hiếm hoi cơ hội để thuyết phục các lãnh đạo đầu tư vào việc sáng tạo, phát triển ra một cái gì đó thật mới mẻ, thì chính việc kiếm tìm lại và đề nghị thử nghiệm những ý tưởng cũ có thể trở thành cách thức tốt để tiếp thêm năng lượng tăng tốc cho công ty.


----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét