Làn sóng phát triển thứ tư - Hướng về kỷ nguyên sáng tạo

Người đăng: yeu mai em on Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn: http://philiptran.net/read.php?1566
Theo Alvin Toffler, nhân loại đã và đang trải qua ba làn sóng (hay gọi cách khác là cuộc cách mạng) thay đổi vĩ đại. Làn sóng thứ nhất đã diễn ra vào khoảng 3000 năm trước công nguyên ứng với việc chuyển đổi từ xã hội săn bắt và hái lượm sang xã hội nông nghiệp. Làn sóng thứ hai xuất hiện cùng với cuộc cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 18. Từ giữa thế kỷ 20, với sự phát triển của mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và các mạng lưới truyền thông hiện đại, con người đã chuyển dịch từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin khởi đầu cho làn sóng thứ ba.
Nhà tương lai học và là nhà văn Alvin Toffler
Nhưng mới đây, tại viện nghiên cứu Nomura của Nhật Bản, giới khoa học cho rằng tiếp theo những đợt sóng trên, làn sóng phát triển thứ tư của nhân loại sẽ là làn sóng tập trung vào sự sáng tạo với tính đặc trưng của công nghệ tạo ra ý tưởng (Ideas Engineering) và công cụ đưa ra các khái niệm mới (Concepter). Với văn minh làn sóng thứ tư, thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ trí tuệ. Khi đó, sự cạnh tranh trên thế giới càng ngày càng sẽ là cạnh tranh chất xám sáng tạo chứ không phải theo lối chụp giựt, trả lương rẻ hay do có được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có được vị trí địa lý thuận tiện...
Tác phẩm Làn Sóng Thứ Ba của Alvin Toffler.
Ở Nhật, làn sóng thứ tư đang tràn vào tâm thức giới doanh nghiệp thức thời - những người mà với họ tương lai một xã hội sáng tạo sẽ bùng nổ và ngự trị tất cả. Các nghiên cứu cũng cho thấy, các công ty Nhật Bản đang bắt đầu suy tính đến làn sóng quản lý thứ tư - QUẢN LÝ SÁNG TẠO.
Làn sóng quản lý thứ tư – quản lý sáng tạo
"Làn sóng văn minh thứ tư" đang hướng các công ty Nhật Bản đến phá vỡ chương trình cạnh tranh cũ thông qua mở ra những cạnh tranh mới: các sản phẩm phải được thiết kế từ gốc (không vay mượn); tăng đầu tư vào sáng tạo; đổi mới các qui trình công nghệ, sản xuất, marketing đáp ứng yêu cầu này...
Các tiêu điểm quản lý sáng tạo trong các công ty Nhật Bản tập trung vào các hoạt động chính.
1. Xây dựng chiến lược: bắt đầu xây dựng các chiến lược dài hạn (7 - 10 năm) trong đó sáng tạo trở thành trung tâm của chiến lược quản lý.
2. Tổ chức: tái thiết kế tổ chức theo hướng mạng dựa trên việc trao đổi ý kiến giữa các bộ phận và cấp độ tổ chức khác nhau nhằm tối ưu hoá các cơ hội sáng tạo.
3. Nhân sự: ưu đãi những người dẫn đầu các hoạt động sáng tạo, tạo cơ hội bình đẳng sáng tạo cho tất cả mọi người cùng với các hệ thống khen thưởng, khuyến khích sáng tạo.
4. Thông tin: hướng tới một xã hội thông tin sáng tạo (khác với xã hội thông tin tiêu dùng ở làn sóng thứ ba) tăng cơ hội thiết lập và triển khai ý tưởng mới.
Nhấn mạnh tính sáng tạo đang từng bước giữ vai trò hàng đầu của cuộc cách mạng quản lý diễn ra ở Nhật Bản từ những năm cuối cùng của thế kỷ 20.



----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét