Lược sử dạy và học sáng tạo

Người đăng: yeu mai em on Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

MỤC LỤC
I. LƯỢC SỬ DẠY VÀ HỌC SÁNG TẠO
     1. Lược sử sáng tạo nhân loại
     2. Dạy và học sáng tạo thời đồ đá
     3. Dạy và học sáng tạo thời computer
II. SÁNG TẠO VÀ ĐỜI SỐNG THẾ TỤC
     1. Sung sướng sáng tạo
     2. Phụ nữ sáng tạo
     3. Kinh tế sáng tạo
     4. Công nghiệp sáng tạo
     5. Lãnh đạo sáng tạo
     6. Doanh nhân sáng tạo
     7. Doanh nghiệp sáng tạo
     8. Kinh doanh sáng tạo
     9. Văn hóa sáng tạo
     10. Hủy diệt sáng tạo
     11. Động lực sáng tạo
     12. Nhân vật sáng tạo
     13. Tư duy sáng tạo
     14. Giáo dục sáng tạo
     15. Rủi ro sáng tạo
     16. Khởi nghiệp sáng tạo
     17. Phương pháp sáng tạo
     18. Nghệ thuật sáng tạo
     19. Giải pháp sáng tạo

I. LƯỢC SỬ DẠY VÀ HỌC SÁNG TẠO
1. Lược sử sáng tạo nhân loại
Đệ tử:
-         Xin cho ví dụ về sự sáng tạo trong thời đồ đá, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, 7 kỳ quan thời cổ đại, cụ thể là: 1) Vườn treo Babylon, 2) Ngọn hải đăng Alexandria ở Địa Trung hải, 3) Tượng thần Zues ở Olympia, 4) Đền Artemis ở Ephesus, 5) Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, 6) Bức tượng thần mặt trời Helios ở đảo Rhode và 7) Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Kim tự tháp Giza. (ảnh: nguồn internet)

-         Kim tự tháp vĩ đại nhất, cũng là kiến trúc duy nhất còn tồn tại tới thời computer trong số 7 kỳ quan của thời đồ đá đó là kim tự tháp Giza, được xây dựng trong thời kỳ cai trị của Cheops tiên sinh - tên Hy lạp của đức vua Khufu (2.545-2.520 trước Tây lịch). Tại thời điểm khánh thành, kim tự tháp này cao khoảng 147m, trải rộng một diện tích chừng 13 hecta. Thiên hạ ước tính rằng số lượng đá dùng để xây kim tự tháp này là trên 2.300.000 cục.
Ngọn hải đăng Alexandria. (ảnh: nguồn internet)


Lăng mộ Maussollos. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Vậy, sự sáng tạo không chỉ có trong thời computer mà còn trong mọi thời đại của nhân loại, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đúng vậy! Ngươi hãy xem biên niên sử sáng chế / khám phá của nhân loại qua các giai đoạn sẽ tỏ tường: Trước công nguyên; Từ năm 1 đến năm 1800; Giai đoạn 1801 - 1850; Giai đoạn 1851-1900; Giai đoạn 1901-1950; Giai đoạn 1951-2000;
Đệ tử:
-         Với biên niên sử sáng chế / khám phá này, có thể rút ra những kết luận nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thứ nhất, theo dòng thời gian càng về hiện tại thì mật độ sáng chế / khám phá của nhân loại càng dày đặc hơn. Nói cách khác, tốc độ “sống” của xã hội ngày càng nhanh hơn, ngày càng quay cuồng hơn.
-         Thứ hai, các sáng chế / khám phá góp phần thỏa mãn những nhu cầu mới, tuy nhiên những nhu cầu vốn dĩ sơ đẳng nhất trong thời đồ đá lại trở nên trắc trở, bấp bênh trong thời computer.
Đệ tử:
-         Xin cho ví dụ cụ thể, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, vào thời computer thiên hạ cầu khấn tứ phương khát khao thỏa mãn những nhu cầu rất chi là bình dị vào thời đồ đá. Chứng cứ còn rành rành ra đây, ngươi xem đi khắc tường.
Lời cầu khấn trong thời computer. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Qui mô dân số thế giới tăng giảm qua các thời đại ra sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tất nhiên qui mô dân số tăng lên, ngoại trừ những giai đoạn giảm xuống do bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh. Sau đây là qui mô dân số nhân loại vào một số mốc thời gian quan trọng.
Stt
Thời điểm
Dân số nhân loại
1
Năm 8.000 trước Tây lịch
100 ngàn người
2
Năm 3.000 trước Tây lịch
100 triệu người
3
Năm 0 Tây lịch
250 triệu người
4
Năm 1.000 sau Tây lịch
310 triệu người
5
Năm 2.000 sau Tây lịch
6.1 tỷ người
6
Năm 3.000 sau Tây lịch
Chưa biết bao nhiêu.
Đệ tử:
-         Vậy, còn trước đó nữa thì sự sống trên hành tinh này ra sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trước đó là giai đoạn chuẩn bị cho loài người ra đời. Nói cách khác, loài người hiện đại xuất hiện trong 30.000 năm nhưng sự sống đã hình thành trước đó 3 tỷ năm rồi. Rõ ràng, lịch sử loài người hiện đại chỉ bằng 1/100.000 lần lịch sử sự sống trên hành tinh này. Nói cách khác, ý tưởng sáng tạo ra loài người hiện đại của vũ trụ cần thời gian chuẩn bị gấp 100.000 lần thời gian thực thi.
Stt
Thời điểm
Sự kiện
1
12 tỷ năm trước
Hình thành vũ trụ
2
4.5 tỷ năm trước
Hình thành hệ mặt trời
3
4 tỷ năm trước
Hình thành trái đất
4
3 tỷ năm trước
Sự sống sơ khai bắt đầu
5
2 tỷ năm trước
Cơ chế quang hợp ở thực vật
6
1 triệu năm trước
Người nguyên thủy hình thành
7
28.000 năm trước
Người hiện đại Cro-Magnon hình thành

2. Dạy và học sáng tạo trong thời đồ đá
Đệ tử:
-         Vào thời đồ đá, việc dạy và học môn sáng tạo ra sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Khái niệm môn học gắn liền với trường học. Tuy nhiên, thời đồ đá chưa có trường học nên không có khái niệm môn học sáng tạo. Thiên hạ gọi là món sáng tạo mà thôi!
Đệ tử:
-         Không có trường học vậy bọn trẻ được huấn luyện ra sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Dễ lắm! Đào giếng hay săn chuột,... của cánh đàn ông thì cha truyền con nối. Còn nuôi tằm hay dệt vải,... của cánh đàn bà thì mẹ truyền con nối. Ngoài ra, những thứ thuộc về bản năng thì khỏi phải dạy, bọn trẻ tự khai sáng.
Bú - không cần phải dạy. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Lĩnh vực chuyên môn nào là quan trọng nhất vào thời đồ đá, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thời đồ đá chỉ có một loại công cụ duy nhất là đá, dĩ nhiên không kể các công cụ làm bằng da trâu hay tre nứa! Vì vậy, lĩnh vực chuyên môn quan trọng nhất trong thời đồ đá là đẽo đá. Ai chưa đẽo đá thì chưa được công nhận trở thành người lớn đúng nghĩa. Số lượng đá đẽo được là thước đo cho sự thành công trong cuộc đời mỗi người.
 
Đẽo đá trong thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Đến khi nào thì có sự chuyên môn hóa tách biệt việc dạy và việc làm, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thời hậu đồ đá trở đi thì có sự chuyên môn hóa. Tuy nhiên, việc này đôi khi dẫn đến tình trạng nan giải đó là: người làm thì không biết dạy, còn người dạy thì không biết làm. Chẳng hạn, người chưa bao giờ khởi nghiệp kinh doanh thì đi dạy người khác khởi nghiệp kinh doanh.
Chuyển giới thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)

3. Dạy và học sáng tạo trong thời computer
Đệ tử:
-         Vào thời computer, ở làng ta có trường học sáng tạo không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trước tiên cần phải định nghĩa thế nào là trường học sáng tạo. Thực tế cho thấy, không có chuyên ngành sáng tạo trong hệ thống giáo dục chính qui. Tuy nhiên, có một số trường học có chiến lược phát triển theo định hướng sáng tạo.
Đệ tử:
-         Xin cho ví dụ cụ thể, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, ở cấp độ giáo dục phổ thông thì có trường Đinh Thiện Lý (Lawrence S.Ting School) ở quận 7: link. Còn ở cấp độ giáo dục đại học thì có trường ĐH Nguyễn Tất Thành ở quận 4: link1, link2, link3.
-         Với hình thức trung tâm sáng tạo trong trường đại học thì có Trung tâm Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật trực thuộc trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Tp.HCM).
Đệ tử:
-         Vào thời computer, ở làng ta có bao nhiêu người giảng dạy, bao nhiêu đơn vị giảng dạy, bao nhiêu website/blog, bao nhiêu đầu sách, bao nhiêu liên quan đến món sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Theo số liệu chưa đầy đủ mà ta thu thập được trong thời gian qua như sau.
Stt
Đối tượng
Số lượng
1
Người giảng dạy
26
2
Đơn vị giảng dạy
18
3
Website/blog
254
4
Đầu sách về sáng tạo
81
Đệ tử:
-         Việc không có một chương trình đào tạo món sáng tạo ở cấp độ chuyên sâu dẫn đến những hệ quả gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hệ quả 1: Khi tranh luận lúc trà dư tửu hậu, người ta thường thấy mình sáng tạo ở cấp độ chuyên gia, còn khi hữu sự giải quyết vấn đề thì thấy mình sáng tạo ở cấp độ nghiệp dư!
-         Hệ quả 2: Các khái niệm cốt lõi của món sáng tạo như: sáng tạo, đổi mới, phát triển, tư duy, thích ứng, hệ thống, tương đồng, khác biệt,... mỗi người hiểu một phách. Vì vậy, cực kỳ khó khăn trong việc thông hiểu và trao đổi giữa người này và người khác. Nói chung, tình trạng ông nói gà bà hiểu vịt là chuyện thường ngày ở bộ lạc.
Đệ tử:
-         Xin cho ví dụ minh họa, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, vào thời đồ đá ai mà nói cụm từ kỹ năng tư duy sáng tạo là bị Thiên Lôi nã búa sấm sét cảnh cáo ngay tắp lự. Nguyên nhân là do vào thời đồ đá, khái niệm tư duy được hiểu là năng lực làm việc của bộ não trong việc sáng tạo, còn khái niệm kỹ năng được hiểu là năng lực làm việc của các bộ phận phi não như: chân, tay, tai, mũi, lưỡi,... trong các việc khác. Vì vậy, nói tư duy sáng tạo là tuyệt đối chính xác. Còn nói kỹ năng sáng tạo hay kỹ năng tư duy sáng tạo là không chuẩn trong thời đồ đá.
-         Ngươi nên nhớ rằng, trong quá trình tư duy của bộ não không cần sự tham gia phối hợp của các bộ phận phi não và nguyên liệu của quá trình tư duy là thông tin được thu nhận từ các giác quan. Tuy nhiên, trong quá trình kỹ năng các bộ phận phi não thực hiện nhưng vẫn có sự điều khiển của não bộ. Tham khảo: Tính thông tin của sáng tạo
-         Một số nơi còn xếp món sáng tạo vào nhóm kỹ năng mềm bởi vì họ thấy việc dạy và học món này không cần trang thiết bị phòng lab như môn vi tính hay môn ngoại ngữ! Thật may mắn, vào thời computer Thiên Lôi bị hư búa!
Đệ tử:
-         Nguyên nhân sâu xa của việc này là gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         đầu cũng là thủtay cũng là thủ! Với các nền kinh tế sáng tạo, thủ được xem là đầunên lĩnh vực thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm kinh tế sáng tạo mang lại giá trị gia tăng rất cao, hàm lượng nguyên vật liệu không đáng kể. Trong khi đó, với các nền kinh tế lạc hậu hơn, thủ được xem là tay nên lĩnh vực thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm mây tre đan lát, đồ gốm thì xếp vào loại hình nặn đất sét, thời trang thì xếp vào loại hình cắt vá quần áo che thân.
-         Chỉ riêng việc nhận thức về chữ thủ mà đã tạo ra sự khác biệt giữa đỉnh cao và vực sâu trong phát triển kinh tế nói chi đến những chữ khác.
Đệ tử:
-         Vào thời computer xuất hiện nhan nhản các cụm từ kỹ năng sáng tạo hay kỹ năng tư duy sáng tạo nói lên điều gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói lên một điều: không có lĩnh vực nào đau đầu lại rách việc như món sáng tạo.
Đệ tử:
-         Điểm yếu chí tử của những người giảng dạy món sáng tạo trong thời computer là gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Là chưa chứng minh được, chưa thuyết phục được cộng đồng về giá trị mà món này mang lại cho người học!
Đệ tử:
-         Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do đâu, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Là do trong đời sống thế tục, có không ít người học món sáng tạo nhưng lại không có sáng tạo gì và cũng chẳng thành công gì. Trái lại, có không ít người không học món sáng tạo nhưng vẫn sáng tạo như điên và thành công ngon lành, nhất là trong giới thương lái.
Đệ tử:
-         Xin cho ví dụ minh họa cụ thể, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chẳng hạn, Thành Cát Tư hãn tiên sinh không đi học ngày nào nhưng vẫn náo loạn được thế giới một thời vang bóng. Ngươi hãy tham khảo các nội dung sau khắc tường:
Đệ tử:
-         Trong đời sống thế tục có những qui luật oái oăm nào liên quan đến món sáng tạo nói riêng và tri thức nói chung, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Qui luật oái oăm 1: “Cuộc đời nào biết ai khôn ai dại”. Hãy tham khảo: Mô hình kinh tế - tri thức Tú Xương gia, Mô hình kinh tế - tri thức Socrates gia, Bí mật thâm cung của giới thương lái thời đồ đá.
-         Qui luật oái oăm 2: “Chữ nghĩa và tiền bạc mấy khi chung đường chung lối”. Hãy tham khảo: Hy Lạp - nhà thông thái vỡ nợ, Bằng cấp ở đâu trong thế giới của các CEO.
Đệ tử:
-         Khó khăn lớn nhất trong việc truyền bá món sáng tạo là gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Khó khăn lớn nhất không phải ở khâu dạy hay khâu học mà ở khâu vận dụng món này trong đời sống thế tục của người học! Những vấn đề thường nhật như: rửa tay trước khi ăn, tập thể dục buổi sáng, không rượu bia quá chén, đội nón bảo hiểm, không hút thuốc lá,... khi thực hiện còn cà trầy cà trật, thì việc vận dụng món sáng tạo chắc chắn là cà rịch cà tang rồi.
Đệ tử:
-         Sáng tạo liên quan đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống thế tục, nếu chỉ trang bị tư duy sáng tạo mà thiếu những mảng kiến thức thì sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung là sẽ gặp nhiều khổ nạn! Thật vậy, khi một người phát ra nhiều ý tưởng sáng tạo thì cũng đồng thời ngầm gởi đến những người xung quanh một thông điệp: “các ông các bà không sáng tạo bằng tôi đấy nhé”. Như thế là nguy khốn vì con người tồn tại trong các mối quan hệ xã hội và người ấy bị ăn đòn vì đã làm những người xung quanh thương tổn. Hãy tham khảo:
Đệ tử:
-         Món sáng tạo và các món bài cào, tứ sắc, tiến lên,... hay các món vật tay, bóng bàn, quần vợt,... hay các món cờ tướng, cờ vua, cờ vây,... thì cái nào nguy hiểm hơn, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với các món bài cào, tứ sắc, tiến lên,... là những trò chơi có yếu tố ngẫu nhiên may rủi phần nào. Vì vậy, nếu ngươi thắng sếp hoặc sếp tiềm năng mấy món này thì cũng không đến nỗi nào trừ phi thắng thường xuyên!
-         Với các món vật tay, bóng bàn, quần vợt,... là những trò chơi mang tính cơ bắp phần nào. Vì vậy, nếu ngươi thắng sếp hoặc sếp tiềm năng mấy món này thì dại rồi!
-         Với các món cờ tướng, cờ vua, cờ vây,... là những trò chơi mang tính trí tuệ với lực lượng xuất phát như nhau. Vì vậy, nếu ngươi thắng sếp hoặc sếp tiềm năng mấy món này thì thật là vô phúc!
-         Trong khi đó, sáng tạo là trò chơi mang tính siêu trí tuệ và ngươi lại có vị thế xã hội thấp hơn. Vì vậy, nếu ngươi thắng sếp hoặc sếp tiềm năng món này thì thật là đại vô phúc! Vô phúc không biết đổ đi đâu cho hết! Tuy nhiên,...
Đệ tử:
-         Vậy, sáng tạo cái gì là quan trọng nhất, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Sáng tạo một môi trường các quan hệ xã hội có tầm quan trọng hơn sáng tạo sản phẩm này sản phẩm nọ! Hãy tham khảo: Bí mật thâm cung của giới thương lái thời đồ đá.
Đệ tử:
-         Chẳng lẽ cả đời núp bóng tiền nhân sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Không! Núp hay thoát bóng tiền nhân cũng tùy lúc và cũng sáng tạo!
Đệ tử:
-         Trong thời computer, món sáng tạo được giảng dạy theo những định hướng nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trường phái 1: giảng dạy món sáng tạo theo hướng giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ. Trường phái 2: giảng dạy món sáng tạo theo định hướng như một kỹ năng mềm. Trường phái 3: giảng dạy món sáng tạo theo định hướng giải quyết những vấn đề kinh tế sáng tạo.
Đệ tử:
-         Khi vận dụng sáng tạo vào giảng dạy thì có hai phương diện: nội dung và phương pháp, vậy có những khả năng nào xảy ra, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Có 4 khả năng xảy ra như sau:

Phương pháp
truyền thống
Phương pháp
sáng tạo
Nội dung
truyền thống
(1)
(2)
Nội dung
sáng tạo
(3)
(4)
Đệ tử:
-         Các phương án (1), (2), (3), (4) thường được lựa chọn như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ô (1) được sử dụng nhiều nhất và ô (4) được lựa chọn ít nhất.
-         Ô (3) chỉ có những người giảng dạy món sáng tạo lựa chọn! Họ giảng dạy món sáng tạo giống như giảng dạy toán, lý, hóa, văn, sử, địa,... Mọi thứ đều sáng tạo, ngoại trừ phương pháp giảng dạy.
-         Ô (2) là sự phát triển cao hơn ô (1) về mặt phương pháp giảng dạy.

II. SÁNG TẠO VÀ ĐỜI SỐNG THẾ TỤC
Đệ tử:
-         Làm thế nào để hiểu biết thật sâu và vận dụng thật hiệu quả món sáng tạo trong đời sống thế tục, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, để hiểu biết và vận dụng món sáng tạo hiệu quả thì phải nghiên cứu mối liên hệ giữa khái niệm sáng tạo với các khái niệm khác. Chẳng hạn, sáng tạo với sung sướng, sáng tạo với kinh tế, sáng tạo với công nghiệp, sáng tạo với doanh nhân,...
Đệ tử:
-         Ôi! Có quá nhiều mối liên hệ như thế, vậy nên lựa chọn những mối liên hệ nào để nghiên cứu, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nhắm nhắm mà chọn một số mối liên hệ quan trọng mà nghiên cứu. Vào thời đồ đá, thiên hạ cứ vào google.com mà searchcác cặp khái niệm. Chẳng hạn, vào ngày 8/5 năm 6.000 trước Tây lịch, search cặp khái niệm “doanh nghiệp” + “sáng tạo” thì có 10.200.00 tài liệu được tìm thấy. Sau đây là 20 khái niệm mang tính phổ quát liên quan đến định hướng kinh tế sáng tạo.
 Stt
Lĩnh vực
Số lượng kết quả tìm được trên google
1
Kinh doanh sáng tạo
23.600.000
2
Kinh tế sáng tạo
12.300.000
3
Công nghệ sáng tạo
11.500.000
4
Văn hóa sáng tạo
11.200.000
5
Giáo dục sáng tạo
10.900.000
6
Tâm linh sáng tạo
10.400.000
7
Doanh nghiệp sáng tạo
10.200.000
8
Nghệ thuật sáng tạo
9.890.000
9
Lịch sử sáng tạo
8.230.000
10
Công nghiệp sáng tạo
7.590.000
11
Phương pháp sáng tạo
7.000.000
12
Lãnh đạo sáng tạo
6.290.000
13
Phụ nữ sáng tạo
5.540.000
14
Tư duy sáng tạo
4.790.000
15
Nhân vật sáng tạo
3.490.000
16
Doanh nhân sáng tạo
2.700.100
17
Tính cách sáng tạo
2.400.000
18
Quốc gia sáng tạo
767.000
19
Hủy diệt sáng tạo
647.000
20
Sung sướng sáng tạo
307.000
Đệ tử:
-         Với các số liệu trên có thể rút ra những nhận xét gì quan trọng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thứ nhất, Kinh doanh nhiều nhất, sung sướng ít nhất!
-         Thứ hai, Giáo dục nhiều hơn tư duy!
-         Thứ ba, Tâm linh ngang ngữa doanh nghiệp!
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo một số mối liên hệ trong số các mối liên hệ trên, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ok! Cụ thể là mối liên hệ nào nè?

1. Sung sướng sáng tạo
Đệ tử:
-         Vào thời đồ đá, thiên hạ nghĩ về điều gì nhiều nhất, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời này qui mô dân số còn quá nhỏ so với sức cung ứng vật chất của thế giới tự nhiên. Chỉ cần hái và lượm là tiêu dùng thỏa sức nên thiên hạ thường nghĩ về việc sống sao cho... sướng đời! Nói cách khác, họ tập trung vào lĩnh vực sung sướng sáng tạo.
Hẹn hò thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Lĩnh vực sung sướng sáng tạo vào thời computer ra sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chắc thiên hạ nghĩ về nhiều thứ hơn nhưng vẫn không bao giờ lãng quên lĩnh vực sung sướng sáng tạo trong đời sống thế tục. Bằng chứng còn rành rành ra đây:
Cuộc sống ngọt ngào. (ảnh: nguồn internet)

2. Phụ nữ sáng tạo
Đệ tử:
-         Phải chăng sáng tạo chỉ riêng dành cho quý ông, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đành rằng số lượng các nhà khoa học đàn ông nhiều hơn nhà khoa học đàn bà nhưng điều đó cũng cho thấy sáng tạo không chỉ dành riêng cho quý ông. Một sự thật không thể chối cãi đó là toàn bộ cánh đàn ông đều do cánh đàn bà sáng tạo ra!  
Phụ nữ sáng tạo (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Vấn đề này trong thời computer có gì khác biệt so với các thời trước đó, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời computer, vai trò của phụ nữ trong sáng tạo ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nguyên nhân là do vai trò của yếu tố cơ bắp ngày càng giảm đi trong một nền kinh tế hiện đại. Hãy tham khảo:
Nữ nhi dễ có mấy tay! (ảnh: nguồn internet)

3. Kinh tế sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về kinh tế sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
-         Thái lan chú trọng phát triển kinh tế sáng tạo
-         Lịch sử bài học Israel: Chương 1-2-3-4, Chương 5-6-7, Chương 8-9, Chương 10-11, Chương 12;
Đệ tử:
-         Đặc điểm cốt lõi của các nền kinh tế sáng tạo là gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đó là năng suất lao động cực cao dựa trên hoạt động sáng tạo, hàm lượng lao động cơ bắp trong sản phẩm rất thấp. Các quốc gia sáng tạo hàng đầu trên thế giới gồm: Israel, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc,... Trong khi đó, các quốc gia mới chập chững bước vào kinh tế sáng tạo như: Indonesia, Thái Lan,... Ngoài ra, một số quốc gia chỉ nổi trổi về một số lĩnh vực của kinh tế sáng tạo như: Italia nổi trội về thời trang, Ấn Độ nổi trội về gia công phần mềm, Nigeria nổi trội về điện ảnh,...
Đệ tử:
-         Các quốc gia sáng tạo hàng đầu có vướng nợ nần không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ngoại trừ Israel, còn lại nói chung là đều nợ nần dữ lắm nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản – hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ ba trên thế giới. Tham khảo thêm: Sáng tạo để tái khai sáng nước MỹTại sao có quá nhiều sáng chế tại Mỹ

4. Công nghiệp sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về công nghiệp sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:

5. Lãnh đạo sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về doanh nghiệp sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
Lãnh đạo sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)


Lãnh đạo sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)


Lãnh đạo sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)

6. Doanh nhân sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về doanh nhân sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
Doanh nhân khủng hoảng. (ảnh: nguồn internet)

Doanh nhân ốm đau. (ảnh: nguồn internet)

Doanh nhân làm việc. (ảnh: nguồn internet)


7. Doanh nghiệp sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về doanh nghiệp sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
Chân dung doanh nghiệp sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)

8. Kinh doanh sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về kinh doanh sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:

9. Văn hóa sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về văn hóa sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:

10. Hủy diệt sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về hủy diệt sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
 
Hủy diệt sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)

11. Động lực sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về hủy diệt sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:

12. Chuyên gia sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về chuyên gia sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:

13. Tư duy sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về tư duy sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
Tư duy của quý ông và quý bà. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Sáng tạo có liên quan đến tâm thần hay lập di không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
Anh chọn gì? Ả chọn gì? (ảnh: nguồn internet)


Sự khác biệt giữa não trái và não phải. (ảnh: nguồn internet)

14. Giáo dục sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về giáo dục sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:

15. Rủi ro sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về rủi ro sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
-         Mối nguy sáng tạo
Rủi ro trong sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)


Rủi ro và cơ hội. (ảnh: nguồn internet)

16. Khởi nghiệp sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về khởi nghiệp sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
-         Quốc gia khởi nghiệp: Chương 0-1-2, Chương 3-4-5, Chương 6-7-8, Chương 9-10-11;
Khởi nghiệp kinh doanh. (ảnh: nguồn internet)

17. Phương pháp sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về phương pháp sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:
-         Phương pháp 5W 1H;            
-         Các phương pháp còn lại sẽ được trình bày trong thời gian tới.

18. Nghệ thuật sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về nghệ thuật sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các nội dung sau:

19.Giải pháp sáng tạo
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về giải pháp sáng tạo, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hãy tham khảo các hình ảnh sau:
Sáng tạo trong công nghệ. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong xây dựng. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong thể thao. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong cơ khí. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong thời trang. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong tưới nước. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong y học. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong vận tải. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong âm nhạc. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong thiết kế. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong thẫm mỹ. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong năng lượng. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong ẩm thực. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong trồng trọt. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong chăn nuôi. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong làm việc nhóm. (ảnh: nguồn internet)


Sáng tạo trong hôn nhân. (ảnh: nguồn internet)


Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét