1. Giới thiệu.
Đệ tử:
- Vừa qua, có 3 phương pháp sáng tạo đã được trình bày đó là:
- Phương pháp SCAMPER: giới thiệu, phép thay thế (substitute), phép kết hợp (combine), phép thích ứng (adapt), phép điều chỉnh (modify), phép dùng cho mục đích khác (put), phép hạn chế/loại bỏ (eliminate), phép tái cấu trúc/đảo ngược (reverse).
- Vậy nay, xin thỉnh giáo phương pháp sáng tạo thứ 4, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Ok! Cả ba phương pháp trên đều tạo ra những ý tưởng dựa trên triết lý khác biệt, vì vậy phương pháp thứ 4 được chọn có đặc trưng là dựa trên triết lý tương đồng, bắt chước, sao chép. Trình tự giới thiệu các phương pháp sáng tạo cũng được cân nhắc kỹ lưỡng đấy nhé!
Mọi lời bình đều trở nên vô vị. (ảnh: nguồn internet)
Mọi lời bình đều trở nên vô vị. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Úi mẹ! Nói đến sáng tạo mà dựa trên sự bắt chước liệu có gì bất ổn không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Không hề bất ổn, mà trái lại, điều đó thể hiện sâu sắc quy luật mâu thuẫn của thế giới chúng ta đang sống. Khác biệt và tương đồng là một cặp phạm trù đối lập. Khác biệt được định nghĩa trên nền tảng của sự tương đồng, ngược lại tương đồng được định nghĩa trên nền tảng của sự khác biệt. Có cái này mới có cái kia và không có cái nào quan trọng hơn cái nào.
Đệ tử:
- Đành rằng khác biệt và tương đồng mâu thuẫn nhau, nhưng mâu thuẫn được hiểu như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Tích xưa kể rằng, có một thương lái tên là Mr. Đậu chuyên buôn bán hai mặt hàng đó là mâu và thuẫn rất phát đạt, nổi tiếng khắp làng trên xóm dưới.
- Trong đó, mâu là một loại vũ khí lạnh, phát triển từ thương mà ra. Mâu có cán dài, mũi nhọn bằng kim loại. Khác với thương, mũi mâu thường có hình thù kỳ dị để tăng hiệu quả sát thương. Trong các loại mâu, độc đáo nhất là xà mâu, có mũi mâu uốn éo như hình con rắn. Để chống đỡ mâu, đối phương thường dùng thuẫn.
Mâu và Thuẫn. (ảnh: nguồn internet)
- Ở các tỉnh ven biển miền trung có truyền thống làm bánh thuẫn vào dịp tết, mặt hàng thuẫn của Mr. Đậu trông tựa tựa cái khuôn làm bánh thuẫn vậy.
Đệ tử:
- Mr. Đậu tiếp thị hai sản phẩm này như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Nếu khách hàng đến hỏi mua Mâu thì Mr. Đậu đon đả cất lời: “Bẩm đại ca tiên sinh! Mâu này xịn lắm, gặp bất kỳ Thuẫn nào chỉ cần chọt nhẹ là thủng liền à!”
- Trường hợp khách đến hỏi mua Thuẫn thì Mr. Đậu mồm mép dẻo quẹo: “Bẩm đại ca tiên sinh! Thuẫn này xịn lắm, chẳng có Mâu nào chọt thủng được đâu”.
Đệ tử:
- Rõ ràng là Mr. Đậu kém hiểu biết về quy luật mâu thuẫn rồi, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Kém hay không thì chưa biết nhưng cuộc sống thường nhật của Mr. Đậu khấm khá lắm. Thật ra, Mr. Đậu có tên cúng cơm là Trí, tuy nhiên từ ngày buôn bán mặt hàng mâu và thuẫn thiên hạ thấy chàng lập luận ngây ngô nên đặt cho nickname là Đậu.
- Chàng chẳng chấp nê gì, miễn tiền bạc rủng rỉnh là ok rồi! Chàng chứng minh cuộc sống của mình no đủ sung túc bằng hành động chứ không bằng lý sự. Chàng càng ngây ngô thì càng mua mau bán đắt. Hình như chữ nghĩa và tiền bạc không mấy khi chung đường chung lối!
Đệ tử:
- Phải chăng Mr. Đậu thuộc loại người khôn mà tỏ ra dại, tinh mà tỏ ra vụng (đại trí nhược ngu, đại xảo nhược chuyết) miễn sao được việc mình, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Cũng chẳng biết nữa! Cuộc đời nào biết ai khôn ai dại!
2. Lý thuyết mô hình mô phỏng.
Đệ tử:
- Lý thuyết mô hình mô phỏng là cái chi chi, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Chuyện là thế này! Ở một miền quê nọ thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt phà qua sông nên một cây cầu dây văng hoành tráng được xây dựng để hóa giải vấn đề. Tuy nhiên, khánh thành xong chẳng ai dám đi vì sợ cầu sập nếu xảy ra kẹt xe trên cầu!
Nếu kẹt xe cầu này sập không? (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Làm thế nào để chứng minh là cầu này không sập khi xảy ra kẹt xe, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Nói chung là có hai cách. Cách thứ nhất mang tính trực tiếp. Đó là xây cầu xong, cho xe kẹt cứng trên đó. Nếu cầu sập thì kết luận là sập, nếu không thì kết luận không! Đơn giản thế thôi.
Đệ tử:
- Úi mẹ! Chi phí tiền bạc và sinh mạng của cách này chắc là bộn rồi, có cách nào khác không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Cách thứ hai mang tính gián tiếp. Đó là xây dựng một mô hình (model) của cây cầu thật nguyên mẫu (prototype). Việc tạo ra mô hình được gọi là mô hình hóa (modeling). Giữa nguyên mẫu và mô hình có sự tương đồng (similar) trên một số phương diện nào đó. Sau khi có mô hình, việc tác động trên mô hình để suy luận về phản ứng của nguyên mẫu gọi là mô phỏng (simulation, imitation).
Qui trình mô hình mô phỏng. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Lý thuyết mô hình mô phỏng ứng dụng vào cái chi chi, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Ứng dụng hầu như trong mọi lĩnh vực: khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh,... trong đó có lĩnh vực tư duy sáng tạo. Nghiên cứu về tư duy sáng tạo mà bỏ qua lý thuyết mô hình mô phỏng ắt hẳn là một điều hết sức đáng tiếc.
Đệ tử:
- Ôi! Sao mà rối tinh rối mù như nồi canh hẹ vậy cà! Có ví dụ nào đời thường hơn không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Trước khi đưa các loại thuốc vào lưu hành, các công ty dược tiến hành thử nghiệm thuốc trên một số loài động vật có sự tương đồng với cơ thể người - tinh tinh chẳng hạn. Khi đó, cơ thể người là nguyên mẫu còn cơ thể tinh tinh là mô hình, giả thiết rằng tác dụng của thuốc trên cơ thể tinh tinh tương đồng với trên cơ thể người. Mô phỏng là quá trình nạp thuốc vào cơ thể tinh tinh rồi suy luận ra tác dụng trên cơ thể người.
Đệ tử:
- Vào thời đồ đá, thức ăn dành cho vua chúa được phòng ngừa nguy cơ đầu độc như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Quan ngự y có trách nhiệm lấy mẫu thức ăn và cho chó ăn trước, nếu chó vẫn bình thường là ok. Coi như hệ tiêu hóa của chó là mô hình, còn hệ tiêu hóa của người là nguyên mẫu. Sự tương đồng là phản ứng của chất độc trên hai hệ tiêu hóa này. Cho chó ăn và quan sát phản ứng của chó đối với thức ăn là mô phỏng.
Mọi lời bình đều trở nên vô vị. (ảnh: nguồn internet)
Mọi lời bình đều trở nên vô vị. (ảnh: nguồn internet)
3. Mô hình tinh vi nhất trong vũ trụ.
Đệ tử:
- Mô hình tinh vi nhất trong vũ trụ là gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Đó là não bộ của con người. Não bộ mô hình hóa thế giới khách quan một cách chủ quan!
Đệ tử:
- Ok. Vậy, tình yêu trên quan điểm lý thuyết mô hình mô phỏng được hiểu như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Khi yêu, ngoài người yêu bằng xương thịt ngoài đời, còn có một người yêu mô hình mô phỏng trong tâm trí. Bất hạnh thay, ngươi yêu bằng xương thịt không hoàn mỹ như người yêu ảo mộng trong tâm trí. Vì thế, biết bao người phải khổ đau vì sự khác biệt đó. Thậm chí, vào ngày Valentine nhiều người xao xuyến nhớ về người xưa tình cũ nào ngờ người xưa đã thay đổi giới tính đã từ lâu.
Người tình trong mộng. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Có những đôi uyên ương giao ban với nhau, tới lúc cao trào thì đột nhiên anh hay ả gọi tên người yêu cũ. Lý thuyết mô hình mô phỏng giải thích hiện tượng này như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Người ấy đang xem đối tác hiện tại là một mô hình của nguyên mẫu là người yêu cũ và quá trình giao ban là sự mô phỏng. Cũng không nên ném đá người ấy nặng nề vì nhiều người khác vận dụng lý thuyết mô hình mô phỏng điêu luyện hơn nhiều - chỉ thầm gọi tên mà thôi!
Cặp đôi hoàn hảo. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Khi có con cái, lý thuyết mô hình mô phỏng liên quan gì đến sự nuôi dưỡng con cái của những người làm cha làm mẹ, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Khi sinh con, ngoài đứa con bằng xương thịt, cha mẹ còn có một đứa con tương ứng trong tâm trí. Đứa con trong tâm trí là nguyên mẫu với những phẩm chất ngon lành: xinh đẹp, học giỏi, ngoan hiền, con trai thì ngực bự, con gái thì bụng lép,...
- Trong khi đó, đứa con bằng xương thịt ngoài đời chỉ là mô hình mà thôi. Niềm đau chôn dấu của cha mẹ ngày càng lớn khi mô hình ngày càng khác xa nguyên mẫu: xấu dần, dở dần, hư dần, con trai thì ngực ngày càng lép, con gái thì bụng ngày càng bự,...
Thiết kế baby rồi in ra. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Khi những đứa trẻ lớn lên có liên quan gì đến lý thuyết mô hình mô phỏng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- So với trẻ con, người lớn lại càng sống theo ý của người khác mà ít sống theo ý của chính mình. Vì vậy, mỗi chúng ta ít nhiều là một mô hình của những người khác trên một số phương diện nào đó. Nói cách khác, thiên hạ thiết kế cuộc đời ta và ta không phải là sản phẩm của chính ta hoàn toàn!
Chúng ta ít nhiều là sản phẩm của người khác! (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Cũng có ngoại lệ chứ, tức là có những người thực sự là chính mình, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Chẳng hạn, Hàn Phi Tử tiên sinh (280-233 trước Tây lịch) là tư tưởng gia cuối cùng của thời tiên Tần với một học thuyết giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất cục diện phân tranh. Hàn Phi Tử là đại diện xuất sắc của phái Pháp gia bên cạnh 3 phái khác của nền triết học cổ đại phương đông là: Nho gia với đại diện tiêu biểu là Khổng Tử, Mặc gia với đại diện tiêu biểu là Mặc Tử và Đạo gia với đại diện tiêu biểu là Lão Tử.
- Ngài tiên sinh vốn thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn, tuy có theo học Nho giáo dưới môn Tuân Tử cùng Lý Tư nhưng lại có tư tưởng khác biệt với thầy. Câu nói bất hủ thiên thu của ngài tiên sinh với tư cách một người học trò đó là: Ta mến thầy ta, nhưng ta càng chuộng chân lý hơn! Ôi! Thật tuyệt vời! Thật chí lý hết chỗ nói!
Đệ tử:
- Khi mua một sản phẩm, lý thuyết mô hình mô phỏng liên quan như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Khi mua một sản phẩm, khách hàng kỳ vọng những giá trị nhận được từ sản phẩm phù hợp đúng như hình ảnh thương hiệu của sản phẩm đó. Xây dựng thương hiệu là quá trình khắc ghi một hình ảnh trong tâm trí khách hàng. Nếu trải nghiệm về sản phẩm trên thực tế không đúng như những đặc tính của thương hiệu đã được quảng bá thì thương hiệu này đang bất ổn nghiêm trọng.
Thương hiệu - một vấn đề của nhận thức. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Một số doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhưng chưa khắc ghi được hình ảnh vào trong tâm trí khách hàng thì tạm thời khắc ghi vào đâu, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Khắc ghi vào... da! Khách hàng ra quyết định hành vi mua hàng bằng não bộ và cả... trái tim nên các thương hiệu khắc ghi trên da hầu như không có ý nghĩa gì mấy. Bằng chứng là nhiều thương hiệu có cho không cũng không ai lấy làm chi cho thêm đau đầu rách việc.
Thương hiệu được khắc ghi trên da. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Khách hàng tiếp xúc với thương hiệu qua cái gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Khách hàng tiếp xúc với thương hiệu không chỉ qua bảng hiệu và nhãn hiệu mà còn qua những sứ giả là con người cũng như phi con người của thương hiệu đó. Nếu như bước vào một quán cà phê mà bị bảo vệ giữ xe mắng mỏ, nhân viên phục vụ mặt mày như đưa đám, nhà vệ sinh gắn nhầm biển ký hiệu nam và nữ, thỉnh thoảng chuột chạy dưới gầm bàn, trong ly trà đá có bao cao su,... thì thương hiệu này chỉ là phù du sớm nở tối tàn mà thôi.
Đệ tử:
- Vì sao xây dựng thương hiệu lại khó khăn và cần thời gian lâu dài cũng như tốn kém nhiều tiền bạc, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Để trả lời câu hỏi này cần trả lời một câu hỏi khác: cánh đàn ông thời đồ đá nghĩ về cái gì nhiều nhất trong một ngày có 24h. Phải dùng máy đọc suy nghĩ mới giải quyết chính xác vấn đề này được. Nếu dùng phiếu khảo sát cho cánh đàn ông điền vào e chừng trật hết ráo. Chẳng bao giờ họ chịu “lạy ông tôi ở bụi này” đâu nhé!
Phân tích điện não đồ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Vào thời đồ đá, vỏ não của con người được chia thành những vùng chức năng nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Với cánh đàn ông, vỏ nào có các vùng chức năng: ăn, ngủ,... và bóng đá. Với cánh đàn bà, vỏ não có các vùng chức năng: yêu đương, chăm con mọn, giày dép,... và luyên thuyên suốt cả ngày.
Các vùng chức năng trên vỏ não hai giới. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Có khi nào xảy ra sự khác biệt trong hành vi giữa mô hình và nguyên mẫu không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Tất cả đều có sai số, sai lệch. Vấn đề là mức độ sai số, sai lệch có nằm trong ngưỡng chấp nhận được không mà thôi.
Sai lệch ở mức không thể chấp nhận được. (ảnh: nguồn internet)
- Hãy lắng nghe bài hát Trách ai vô tình, nhạc và lời Nhật Ngân qua tiếng hát nam tài tử cải lương Kim Tử Long:
Bạn tình ơi dẫu gì cũng xa nhau rồi.
Dòng sông nước chảy con thuyền sóng đưa xa bờ.
Tại vì ai mà duyên ta lỡ nói gì cũng thôi.
Ai đã quên ta mà cớ sao ta còn thương.
Trách ai quên tình bao ngày chạy theo duyên mới.
Lỡ yêu thương người nên giờ dang dở đời ta.
Bậu mình ơi ví dầu lỡ xa nhau rồi.
Dù bao trắc trở xin người chớ quên câu thề.
Chuyện tình xưa dù sao đi nữa vẫn là giấc mơ.
Gửi ấm con tim để than ngắm thôi lạnh câm.
Nếu xưa đôi mình chưa lần đường quê chung lối.
Nếu xưa không hẹn bây giờ đâu làm khổ nhau.
Trách ai quên tình bao ngày chạy theo duyên mới.
Lỡ yêu thương người nên giờ dang dở đời ta... !!!
Đệ tử:
- Văn học nghệ thuật trên quan điểm lý thuyết mô hình mô phỏng được hiểu như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Văn học nghệ thuật có nhiều loại hình, nhiều trường phái khác nhau nhưng sản phẩm của mọi loại hình văn học nghệ thuật chung qui lại là hình tượng nghệ thuật. Chẳng hạn, hình tượng nghệ thuật của nhân vật Tom Sawyer trong cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer qua ngòi bút của đại văn hào Mark Taiwn khắc họa đời sống xã hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thời cận đại.
Nguyên mẫu và hình tượng nghệ thuật. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Một bài hát hay không chỉ phụ thuộc vào ca sĩ mà còn phụ thuộc vào người nghe phải không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Đúng vậy! Giá trị của một hình tượng nghệ thuật còn tùy thuộc vào tâm thế của người tiếp nhận hình tượng nghệ thuật đó. Hãy lắng nghe những vần thơ bất hủ thiên thu - truyện Kiều - của đại thi hào Nguyễn Du qua giọng ngâm của một chàng trai 24 tháng tuổi:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
Rằng: Năm Gia tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh chữ vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên xoang,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Xè xè nấm đất bên đường,
Nhàu nhàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
4. Sáng tạo và sự tương đồng.
Đệ tử:
- Sáng tạo và sự tương đồng có liên quan gì không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Sau đây là những lời vàng ngọc của ngài J. Bronowski tiên sinh: “Một người trở nên sáng tạo, cho dù là một nghệ sỹ hay khoa học gia, khi anh ta phát hiện một sự đồng nhất mới trong tính đa dạng của thiên nhiên - tìm thấy một điểm tương đồng giữa những sự vật mà trước nay chưa ai nghĩ theo chiều hướng đó. Đầu óc sáng tạo chính là một đầu óc luôn tìm tòi những điểm tương đồng bất ngờ”.
Mọi lời bình đều trở nên vô vị. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Việc phối hợp hai hay nhiều ý tưởng có quan trọng không, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Sau đây là những lời vàng ngọc của ngài F. Cartier tiên sinh: “Chỉ có một cách duy nhất để ta thủ đắc một ý tưởng mới: phối hợp hoặc liên hợp hai hay nhiều ý tưởng mà ta sẵn có, đặt chúng kề bên nhau như thế nào để ta có thể phát hiện ra một sự tương quan giữa chúng với nhau, mối tương quan mà trước đó ta chưa hề biết”.
Đệ tử:
- Mối liên hệ giữa ý tưởng mới và ý tưởng cũ như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Sau đây là những lời vàng ngọc của ngài A. Koestler tiên sinh: “Tính độc đáo sáng tạo không có nghĩa là tạo ra hoặc phát sinh một hệ thống ý tưởng từ cái không mà đúng hơn là từ sự phối hợp những mô hình suy nghĩ từng tồn tại vững vàng thông qua tiến trình trao đổi chéo”.
Mọi lời bình đều trở nên vô vị. (ảnh: nguồn internet)
- Ngài A. Koestler tiên sinh gọi tiến trình này là bisociation; nó vén mở, chọn lọc, sắp xếp lại, phối hợp, tổng hợp những sự việc, năng lực, kỹ năng sẵn có. Bisociationđược hiểu như là kỳ công của sự kết hợp, điểm tương đồng bất ngờ, tổng thể mới, lắc trộn chung với nhau rồi tuyển chọn, những tác hợp mới.
Đệ tử:
- Xin cho một ví dụ về sự sáng tạo dựa trên sự tương đồng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Chẳng hạn, ngài A. Wegener nhận thấy bờ tây của lục địa châu Phi khớp với bờ đông của lục địa Nam Mỹ. Sự tương đồng giữa các cấu trúc địa lý và hóa thạch ở các lục địa làm cho các nhà địa chất vào năm 1990 sau Tây lịch cho rằng các lục địa đã từng xuất phát từ một siêu lục địa có tên gọi là Pangaea.
- Sau này giả thuyết lục địa trôi dạt trở thành một bộ phận của một lý thuyết lớn hơn đó là lý thuyết kiến tạo mảng. Hiện nay tốc độ rời xa nhau giữa châu Phi và nam Mỹ là khoảng 3cm mỗi năm tương đương tốc độ mọc móng tay của người.
Mối liên hệ giữa các khối lục địa. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Xin cho một ví dụ khác về sự sáng tạo dựa trên sự tương đồng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Ngài Otto Tizling tiên sinh phát minh ra chiếc nịt ngực của phụ nữ dựa trên sự tương đồng với chiếc nịt - dây thắt lưng truyền thống! Tuy nhiên, tên tuổi của ngài không gắn liền với thứ này vì ngài không đăng ký patent, người nhanh nhảu đăng ký và hưởng vinh hoa phú quý từ thứ này là ngài Philippe de Brassière tiên sinh. Cuộc đời nào biết ai khôn ai dại!
Đệ tử:
- Xin cho một ví dụ khác về sự sáng tạo dựa trên sự tương đồng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Nếu để ý mái tóc của các cầu thủ vùng nam Âu như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hy Lạp thì thấy có màu đen như mèo mun. Trong khi đó, mái tóc của các cầu thủ vùng bắc Âu như: Thụy Điển, Nauy, Phần Lan, Đan Mạch có màu tóc sáng hơn.
- Tất nhiên phải loại trừ những cầu thủ nhập quốc tịch như Zolatan Ibrahamovic của Thụy Điển vì là người gốc Nam Tư cũ thuộc vùng bán đảo Bankan, đầu đen chính cống.
CR7 rõ ràng là đầu đen. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
- Vào thời computer công nghệ xét nghiệm ADN có ý nghĩa gì đối với lý thuyết mô hình mô phỏng, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Nhiều cay đắng oan nghiệt lắm đấy. Có những trường hợp đinh ninh là tương đồng 100% nào ngờ khi xét nghiệm ADN thì hoàn toàn không. Động trời hơn, cũng có những trường hợp cứ ngỡ là không có sự tương đồng nào ngờ xét nghiệm ADN thì cho kết quả tương đồng với xác suất 99.99%.
Đệ tử:
- Tại sao nhiều cặp trai gái yêu nhau không thành thì thường nói xin hẹn kiếp sau, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
- Họ cho rằng kiếp sau tương đồng với kiếp này, ít nhất là trên phương diện trai gái. Họ không giải quyết được bài toán hôn nhân trong kiếp này nên kỳ vọng sẽ giải được trong kiếp sau. Nếu kiếp sau không được thì họ hẹn tiếp kiếp sau nữa!
Có hẹn kiếp sau không? (ảnh: nguồn internet)
Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét