Khởi nghiệp kinh doanh ở nông thôn (Phần 1)

Người đăng: yeu mai em on Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

KHỞI NGHIỆP KINH DOANH Ở NÔNG THÔN
Mục lục
I. LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP Ở NÔNG THÔN
1. Công nhân
2. Nông dân
3. Dịch vụ
4. Thương mại
5. Tài chính
6. Đầu tư
7. Kinh doanh
8. Thủ công mỹ nghệ
II. KHỞI NGHIỆP KINH DOANH Ở NÔNG THÔN

I. LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP Ở NÔNG THÔN
1. Công nhân
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Ông kiếm được đồng xu cắc bạc đầu tiên trong cuộc đời vào năm bao nhiêu tuổi?
Ông nội:
-         Vào năm 10 tuổi nơi đất khách quê người. Mười tuổi đã là thanh niên vì vào thời đồ đá tuổi thọ trung bình của các phó thường dân chỉ có 30.
Cuộc sống nông thôn thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Tại sao ông lại tha hương nơi đất khách quê người?
Ông nội:
-         Dạo ấy ông bà đi chơi lễ Valentine và súng ông bị cướp cò.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Ông làm sao mà để súng bị cướp cò?
Ông nội:
-         Tại bà nội con nghịch súng ông! Để tránh già làng phạt tội nổ súng không đúng qui trình nên đành bỏ trốn gia đình nội ngoại hai bên dắt díu tha hương lập nghiệp.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Rồi ông kiếm tiền bằng cách nào?
Ông nội:
-         Ông đi làm mướn cho một trang trại nông nghiệp.
Trang trại nông nghiệp thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Vậy, ông là nông dân?
Ông nội:
-         Đâu có! Ông chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành nông dân. Chỉ là công nhân trong lĩnh vực nông nghiệp mà thôi! Thiên hạ gọi tắt là công nhân nông nghiệp.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Công nhân và nông dân khác nhau như thế nào?
Ông nội:
-         Đi làm mướn, bán sức lao động cho chủ sử dụng lao động để lãnh lương là công nhân. Trong khi đó, nông dân là người lao động trực tiếp trên ruộng vườn, ao cá của chính mình.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Phân biệt nông dân và công nhân nông nghiệp có ý nghĩa gì?
Ông nội:
-         Về mặt kỹ năng nghề nghiệp: công nhân nông nghiệp và nông dân coi như giống nhau. Tuy nhiên, về mặt bản chất thu nhập, hai đối tượng này hoàn toàn khác nhau.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! So với thời computer, sản vật của nền nông nghiệp thời đồ đá có gì đặc biệt?
Ông nội:
-         Nền nông nghiệp thời đồ đá đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố lần lượt như sau: nhất sáng tạo, nhì nước, tam phân, tứ cần, ngũ giống! Nói cách khác, sáng tạo là nguồn lực quan trọng nhất của nền nông nghiệp thời đồ đá.
-         Sản vật của nền nông nghiệp sáng tạo rất độc đáo và có giá trị cao.
Nông sản thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Nông sản thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Nông sản thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Nông sản thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Từ nông dân làm thế nào để trở thành công nhân nông nghiệp?
Ông nội:
-         Dễ lắm! Chỉ cần không còn ruộng vườn, ao cá là thành.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Từ công nhân nông nghiệp làm thế nào để trở thành nông dân?
Ông nội:
-         Khó lắm! Mua cho được ruộng vườn, ao cá là thành.
2. Nông dân
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Thời gian tiếp theo thu nhập của ông ra sao?
Ông nội:
-         Sau mấy năm làm mướn cật lực bán mặt cho đất bán lưng cho trời, ông bà tích cóp được một số tiền và cuối cùng mua một đám ruộng có ao cá ở ven suối đầu làng.
-         Buổi sáng ông vẫn đi làm mướn cho thiên hạ trong làng, còn buổi chiều thì trồng trọt và chăn nuôi trên ruộng vườn, ao cá nhà mình.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Vậy, buổi sáng ông là công nhân nông nghiệp, còn buổi chiều là nông dân?
Ông nội:
-         Đúng thế! Vừa công nhân nông nghiệp vừa nông dân có sao đâu! Buổi sáng đánh xe hơi của chủ đi cày trên ruộng của chủ nên là công nhân nông nghiệp Buổi chiều dắt gà đi cày trên ruộng của mình nên là nông dân.
Lao động nông nghiệp thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Thu nhập của công nhân và nông dân giống và khác nhau như thế nào?
Ông nội:
-         Về tư liệu sản xuất:công nhân không có. Nông dân có tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng vườn, ao cá, cuốc xẻng, trâu bò,...
-         Về quan hệ lao động:công nhân là người bán sức lao động, còn nông dân là chủ của chính mình hay là tớ của chính mình đều đúng cả. Nông dân bán sức lao động cho chính mình hay mua sức lao động của chính mình đều đúng cả.
-         Về lương:công nhân có lương còn nông dân thì không.
-         Về lợi nhuận:nông dân được hưởng trọn dù là lợi nhuận dương hay lợi nhuận âm, còn công nhân thì không.
3. Dịch vụ
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Năm 12 tuổi, lao động và thu nhập của ông ra sao?
Ông nội:
-         Năm ấy, ông không làm nông nữa mà hành các nghề sau: thầy cúng, thầy cãi, thầy đồ, thầy lang, bán hủ tiếu gõ, thiến heo,... và một thời gian đi cắt tóc dạo quanh làng.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Những nghề này có đặc điểm gì?
Ông nội:
-         Đây là những dịch vụ.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Ông không qua trường lớp nào về y học vậy làm sao chữa bệnh cho người được?
Ông nội:
-         Ta tự học. Dễ lắm! Nếu đau đầu thì cho bệnh nhân uống sâm, nếu đau bụng thì đè ra hơ lửa rơm. Thời gian trôi qua rồi rút kinh nghiệm dần qua những lần thất bại.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! So với thời computer, các dịch vụ xã hội trong thời đồ đá có đặc điểm?
Ông nội:
-         Thứ nhất, vào thời đồ đá, dịch vụ được cung cấp bởi các cá nhân. Trong khi đó, vào thời computer, dịch vụ có thể dược cung cấp bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp. Chẳng hạn, trường học thời computer mua sức lao động của thầy đồ và bán dịch vụ giáo dục cho môn sinh.
-         Thứ hai, các nhà cung cấp dịch vụ thời đồ đá đánh giá rất cao vai trò của nhân tố sáng tạo. Vào thời này, giá trị của dịch vụ được tạo ra chủ yếu bởi tri thức, hàm lượng nguyên vật liệu và lao động cơ bắp không đáng kể. Chứng cớ còn rành rành ra đây.
Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)

Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Tỉ trọng dịch vụ liên quan đến sự phát triển kinh tế như thế nào?
Ông nội:
-         Một nền kinh tế càng hiện đại thì dịch vụ chiếm tỉ trọng dịch càng lớn trong cơ cấu kinh tế. Chẳng hạn, Hoa Kỳ - nền kinh tế hàng đầu thế giới vào cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 dịch vụ chiếm 78.6%, công nghiệp chiếm 20.4% và nông nghiệp chiếm 0.9% GDP. Trong khi đó, Angola - nền kinh tế kém phát triển có dịch vụ chiếm 24.6%, công nghiệp chiếm 65.8% và nông nghiệp chiếm 9.2%.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Với dịch vụ cần quan tâm đến những yếu tố nào nhất?
Ông nội:
-         Thứ nhất, sáng tạo ra những dịch vụ mới đáp ứng của thị trường.
-         Thứ hai, phân phối dịch vụ trên phạm vi rộng lớn.
4. Thương mại
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Năm 13 tuổi, lao động và thu nhập của ông ra sao?
Ông nội:
-         Ông vẫn duy trì một số công việc cũ nhưng nhảy vào một lĩnh vực mới là thương mại.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Thương mại là gì?
Ông nội:
-         Là đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng (customer) một cách trực tiếp hoặc qua các đối tượng trung gian. Thương mại là cầu nối giữa khâu sản xuất và khâu tiêu dùng.
Thương mại thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Thương mại thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Thương mại ở nông thôn có thể phân loại như thế nào?
Ông nội:
-         Nên phân thành hai loại: thương mại đầu vào và thương mại đầu ra. Điều này giúp cho những người khởi nghiệp kinh doanh thấy rõ hơn cơ hội thị trường, tránh được tình trạng chở củi về rừng.
Thương mại đầu vào
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Xin thỉnh giáo về thương mại đầu vào?
Ông nội:
-         Là phân phối các sản phẩm được tiêu thụ ở nông thôn do nơi khác sản xuất.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Xin cho một vài ví dụ minh họa?
Ông nội:
-         Chẳng hạn, phân phối xi măng để xây chuồng heo, phân phối phân đạm để bón lúa, phân phối máy vi tính để chơi game, phân phối thuốc men để chữa bệnh, phân phối giấy bút cho trẻ con đi học, phân phối quần áo để che thân,....
Thương mại đầu vào. (ảnh: nguồn internet)


Thương mại đầu vào. (ảnh: nguồn internet)
 Thương mại đầu ra
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Xin thỉnh giáo về thương mại đầu ra?
Ông nội:
-         Là thu mua các sản phẩm được sản xuất trong làng để đưa đi nơi khác tiêu thụ.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Xin cho một vài ví dụ minh họa?
Ông nội:
-         Chẳng hạn, thu mua lúa, rau, cá, gà, heo,... để mang đi tiêu thụ ở nơi khác.
Thương mại đầu ra. (ảnh: nguồn internet)


Thương mại đầu ra. (ảnh: nguồn internet)


Thương mại đầu ra. (ảnh: nguồn internet)
5. Tài chính
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Năm 14 tuổi, lao động và thu nhập của ông ra sao?
Ông nội:
-         Ông vẫn duy trì một số công việc cũ nhưng nhảy vào một lĩnh vực mới là dịch vụ tài chính nông thôn.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Dịch vụ tài chính cụ thể là gì?
Ông nội:
-         Có nhiều loại hình lắm nhưng ông tập trung vào cầm đồ và cho vay nặng lãi.
Dịch vụ tài chính. (ảnh: nguồn internet)


Dịch vụ tài chính. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Ở nông thôn, những người làm ruộng, nuôi cá mà cũng cần vay tiền sao?
Ông nội:
-         Mọi hoạt động trong xã hội đều cần có tiền! Nếu họ không có đủ thì cần phải đi vay thêm để thực hiện.
Dịch vụ tài chính. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Sự khác nhau về bản chất giữa nhà nông và nhà tài chính là gì?
Ông nội:
-         Nhà nông sản xuất ra nông sản, nhà tài chính sản xuất lợi nhuận.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Phải chăng nhà tài chính tạo ra thu nhập mà không cần lao động?
Ông nội:
-         Tiền của họ làm việc thay họ! Khi đó, qui mô thu thập có thể rất lớn vì không còn bị giới hạn bởi những yếu tố sinh học của lao động như ngày làm việc không quá 24h.
6. Kinh doanh
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Năm 15 tuổi, lao động và thu nhập của ông ra sao?
Ông nội:
-         Ông thành lập doanh nghiệp để kinh doanh, thiên hạ gọi ông là doanh nhân.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Nông dân và doanh nhân giống nhau ở những điểm nào?
Ông nội:
-         Thứ nhất, nông dân và doanh nhân đều có tư liệu sản xuất.
-         Thứ hai, nông dân và doanh nhân đều lời ăn lỗ chịu.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Nông dân và doanh nhân khác nhau ở những điểm nào?
Ông nội:
-         Thứ nhất, qui mô sản xuất của doanh nghiệp thường lớn hơn qui mô sản xuất của hộ nông dân.
-         Thứ hai, doanh nghiệp thuê mướn lao động là chủ yếu, hộ nông dân dùng sức lao động của mình và gia đình là chủ yếu.
-         Thứ ba, doanh nghiệp có thể hoạt động trong mọi lĩnh vực, hộ nông dân thường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Thời đồ đá định nghĩa doanh nhân như thế nào?
Ông nội:
-         Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên phương án được chấp nhận cao đó là: “Doanh nhân là người theo đuổi cơ hội trong tương lai bất chấp sự thiếu hụt các nguồn lực cần thiết ở hiện tại”. Nói cách khác, doanh nhân là người không chờ đủ các điều kiện rồi mới tiến hành. Họ vừa tiến hành vừa bổ khuyết những nguồn lực còn thiếu.
Doanh nhân thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Sự khác biệt cơ bản giữa nông dân và doanh nhân là gì?
Ông nội:
-         Người nông dân thiếu một tinh thần doanh nhân!
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Để người nông dân trở thành doanh nhân, ắt hẳn phải trang bị tinh thần doanh nhân. Điều khó khăn nhất của việc này là gì?
Ông nội:
-         Đó là sự thay đổi hệ giá trị của cá nhân vì mỗi vị trí trong xã hội có một hệ giá trị riêng.
Doanh nhân thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Ngoài tinh thần doanh nhân, người nông dân cần trang bị gì thêm?
Ông nội:
-         Cần trang bị kiến thức về kinh tế thị trường. Nói cho cùng, mỗi cá nhân trong nền kinh tế thị trường đều cần có.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Kiến thức lõi về kinh tế thị trường là gì?
Ông nội:
-         Thứ nhất, kiến thức về marketing để ứng xử với khách hàng của mình.
-         Thứ hai, kiến thức về chiến lược cạnh tranh để ứng xử với đôi thử của mình. Trong chiến trường, thương trường và cả tình trường, nhân vật kém về chiến lược cạnh tranh chỉ có thể chiến thắng nhờ may mắn.
-         Thứ ba, kiến thức về nhân thuật để ứng xử với chính mình và người khác.
Công nhân và ông chủ. (ảnh: nguồn internet)
7. Đầu tư
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Năm 16 tuổi, lao động và thu nhập của ông ra sao?
Ông nội:
-         Ông không còn lao động nữa! Ngay cả chức giám đốc và chức chủ tịch tập đoàn ông cũng thuê người khác làm.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Ông trở thành người thất nghiệp à?
Ông nội:
-         Về mặt phong thái, ông giống với người thất nghiệp vì không đi làm. Tuy nhiên, ông đã đạt được sự tự do về tài chính, tức không cần lao động mà vẫn có thể sống tốt hơn so với khi còn lao động.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Thế ông làm gì khi không còn lao động?
Ông nội:
-         Ông tận hưởng cuộc sống! Cuộc đời chẳng có mấy lúc!
Nhà đầu tư. (ảnh: nguồn internet)


Nhà đầu tư. (ảnh: nguồn internet)
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Ông có lời khuyên gì trước khi bước vào đời?
Ông nội:
-         Đừng quan trọng hóa chuyện súng bị cướp cò! Chuyện nhỏ mà sợ thì chuyện lớn chắc không dám!
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Ông có điều gì luyến tiếc?
Ông nội:
-         Ngày tha hương lập nghiệp chưa kịp nói lời chia tay một em gái xinh đẹp cùng lớp mẫu giáo trường làng! Hãy lắng nghe bài hát Huế và Emcủa nhạc sĩ Nhật Ngân tiên sinh qua tiếng hát nữ ca sĩ Như Quỳnh khắc rõ.

Anh ghé về thăm Huế một chiều mưa bay bay
Rồi anh đi biền biệt, để Huế nhớ Huế sầu, để Huế héo Huế gầy
Dòng sông Hương vẫn trong, nước sông Hương vẫn nồng
Mà sao người nỡ đành bỏ dòng sông thương nhớ bơ vơ.

Sao nỡ đành xa Huế, đành lòng quên sao anh
Dòng sông con đò nhỏ, vẫn nhắc nhớ tới người
Vẫn tiếc nuối tháng ngày
Đò Kim Long vẫn đưa, dốc Nam Giao vẫn chờ
Chùa Thiên Mụ vẫn còn lời thề xưa ai tha thiết hẹn về.

Anh ơi! dù có lênh đênh trăm núi ngàn sông
Xin anh chớ quên Huế buồn muôn thuở, và em nhé anh
Anh ơi! một phút bên nhau cũng là muôn thuở
Xin anh nhớ đừng quên Huế và Em.

Mưa ướt mềm trên Huế, Hoàng Thành mưa lung linh
Gợi em bao kỷ niệm, thuở Huế đón khách về
Rộn tiếng hứa tiếng thề
Giờ riêng em vẫn đây, ngóng tin ai mịt mờ
Người bây chừ phương nào còn nhớ Huế hay quên?

Em ơi! dù có lênh đênh trăm núi ngàn sông
Xin anh chớ quên Huế buồn muôn thuở, và em nhé anh
Em ơi! một phút chia tay cũng là nhung nhớ
Xin anh nhớ đừng quên Huế và Em!
Em ơi! một phút chia tay cũng là nhung nhớ
Xin anh nhớ đừng quên Huế và Em.
8. Thủ công mỹ nghệ
Cháu nội:
-         Bẩm ông! Nghe nói thời đồ đá cũng có lĩnh vực thủ công mỹ nghệ?
Ông nội:
-         Đúng vậy! Tuy nhiên, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ được xếp vào ngành công nghiệp sáng tạo.
Cháu nội:
-         Bẩm ông! So với thời đồ đá, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ thời computer có gì đặc biệt.
Ông nội:
-         Điểm đặc biệt của lĩnh vực thủ công mỹ nghệ thời computer là yếu kém ở tính sáng tạo. Hãy xem các bài sau: Làng gốm yếu nhất ở khâu sáng tạo (link), Thủ công mỹ nghệ gặp khó khăn do thiếu sáng tạo (link).
Ghế ngồi thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Kệ sách thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Bàn ghế thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Ly tách thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)


Cây cảnh thời đồ đá. (ảnh: nguồn internet)

Hãy đọc thêm các bài liên quan:
-         Phương pháp 5W 1H phần 2: link
-         Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh: link

-         Tư duy chiến lược trong khởi nghiệp kinh doanh: link

II. KHỞI NGHIỆP KINH DOANH Ở NÔNG THÔN
(Còn tiếp)
***


Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét