5 Yếu tố để xác định khả năng sáng tạo

Người đăng: yeu mai em on Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn: http://thietkewebmobi.com/kinh-nghiem-thiet-ke-web-mobile/131-5-yeu-to-de-xac-dinh-kha-nang-sang-tao.html
Một bài viết trên BusinessWeek đã nói rằng, "Theo một cuộc khảo sát mới trên 1.500 giám đốc điều hành thực hiện bởi Viện IBM, các CEO xác định 'Sáng Tạo' là năng lực lãnh đạo quan trọng nhất cho các doanh nghiệp thành công trong tương lai". Kết quả nghiên cứu thì không bất ngờ, nhưng các doanh nghiệp nêu lên một câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để chúng tôi thuê được người có khả sáng tạo? Xác định họ bằng cách nào?
Dưới đây chúng tôi phác thảo ra năm phẩm chất đặc của những người sáng tạo. Qua đó bạn có thể phát hiện họ qua tuyển dụng, bạn đồng nghiệp, hay cộng tác viên.
1. Kỹ năng giao tiếp
Giống như Albert Einstein nói: "Nếu bạn không thể giải thích một cách đơn giản, bạn không hiểu nó đầy đủ." Cho dù bạn đang dẫn đầu một nhóm nghiên cứu, quản lý khách hàng, hoặc đào tạo nhân viên mới, khả năng giao tiếp rõ ràng và chính xác là một kỹ năng hoàn toàn cần thiết.
Đúng. Chúng ta đều phát triển khả năng giao tiếp và quản lý của chúng ta qua các kênh (email, Twitter, Facebook, v.v.), để tập hợp các ý tưởng, và để làm bạn với những người khác, đồng nghiệp và khách hàng của chúng ta.
Làm thế nào để kiểm tra. Một cách dễ dàng để kiểm tra khả năng này là đề nghị một ứng cử viên giải thích một nhiệm vụ đơn giản. Nếu bạn đã thuê một người quản trị hệ thống, ví dụ, bạn có thể hỏi một cái gì đó giống như, "Hướng dẫn tôi quá trình thiết lập một máy chủ web." Nó không phải là một câu hỏi khó, chỉ là để có được cái nhìn sâu sắc về khả năng giao tiếp rõ ràng của họ.
2. Hành động
Chúng ta có xu hướng đánh giá con người dựa trên kinh nghiệm của họ. Điều này là tất nhiên là phần giá trị nhất của hồ sơ xin việc. Tuy nhiên kinh nghiệm trong công việc có tầm quan trọng nên chúng ta phải đào sâu hơn.
Một dấu hiệu tốt của một người sáng tạo là sẵn sàng hành động, chủ động để đưa một ý tưởng khi có cơ hội.
Làm thế nào để kiểm tra. Tìm hiểu về quá khứ các trường hợp mà các ứng cử viên đã chủ động hành động. Họ giải thích như thế nào và tại sao họ bắt đầu có câu lạc bộ, tạp chí, hay loạt phim được liệt kê vào lý lịch của họ.
Bạn cũng có thể có được một cái nhìn vào tương lai của họ, bằng cách hỏi những câu hỏi như: "Tôi đặt bạn trong vị trí của tôi ngày hôm nay, điều gì bạn sẽ làm khác? Nếu" hoặc "bạn sẽ về thay đổi gì về sản phẩm (hay quá trình bán hàng, hoặc trang web, v.v.) nếu bạn có cơ hội? "
3. Giải quyết vấn đề
"Thinking outside of the box" – "Suy nghĩ bên ngoài cái hộp" – nó cũng là việc giải quyết vấn đề – Khả năng có những giải pháp mới bằng cách vượt qua những cách tiếp cận truyền thống.
Như nhà thiết kế Michael Beirut đã nói "Mỗi vấn đề đều có giải pháp". Theo cách này, những người sáng tạo thành công không bao giờ thấy khó khăn là khó khăn – họ thấy những cơ hội.
Làm thế nào để kiểm tra
A: Tìm giải pháp gắn cây nến lên trên tường với diêm, hộp, ghim. B: Cách thực hiện
Ngoài việc sử dụng phương pháp cổ điển của Karl Duncker  "Candle problem" – "Vấn đề của cây nến" để kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề. Khi phỏng vấn ứng cử viên cho team sáng tạo, bạn đừng tập trung vào câu hỏi trực tiếp.
Thay vào đó là các câu hỏi khiến ứng cử viên phải suy nghĩ. Cho một người làm công việc Quan hệ khách hàng, câu hỏi có thể là "Làm thế nào để thương thuyết với một khác hàng khó tính, dễ nổi nóng".
4. Sự tò mò
Nhà triết học người Pháp Voltaire đã nói "Đánh giá một người qua câu hỏi của họ, chứ không phải câu trả lời". Bất cứ ai đã có một khoảng khắc "Eureka!" đều có thể táo bạo để hỏi một câu hỏi mới, đi một chặng đường dài hướng tới việc tìm kiếm các giải pháp đúng.
Hơn nữa, một mức độ cao của sự tò mò – thường mang nhiều phẩm chất khác, chẳng hạn như sáng tạo, tháo vát, và can đảm. Họ cũng có xu hướng tránh sự nhàm chán và thờ ơ – thứ tình cảm đó sẽ đầu độc bất kỳ nỗ lực sáng tạo.
Làm thế nào để kiểm tra. Hãy chú ý vào những câu hỏi của ứng cử viên. Hoặc đề nghị họ hỏi những câu hỏi về công ty bạn. Hay hỏi họ về cuốn sách họ đang đọc, hoặc một điều gì đó mà họ mới phát hiện ra.
5. Rủi ro
Họ sẵn sàng với rủi ro. Vì thất bại là một phần của thành công. Chúng ta chỉ có thể phát triển khi vượt qua ngưỡng giới hạn của mỗi chúng ta. Biên đạo múa Twyla Tharp nói "Nếu bạn làm những gì bạn biết, tốt thôi. Bạn sẽ không thất bại, nhưng bạn sẽ thấy thiếu hứng thú với công việc và bạn sẽ chẳng bao giờ tiến xa được".
Nhiều người coi thất bại là một dấu hiệu của sự thành công. Nó có nghĩa bạn đã cố gắng để vượt qua giới hạn của mình.
Làm thế nào để kiểm tra. Giám đốc điều hành Linda Heasley thích hỏi: Hãy cho tôi biết một vài tình huống mà bạn thấy bạn đang ở danh giới nguy hiểm hoặc đối mặt với những mâu thuẫn về quan điểm của mình. Hay một câu hỏi thú vị khi đề nghị ứng cử viên nói lên những điều họ cảm thấy hối tiếp vì đã không làm tại công ty cũ.
Như nhà tâm lý học Daniel Gilbert chỉ ra: Người ta thường hối tiếc về những điều không làm hơn là những điều đã làm. Vì vậy sự hối tiếc và sự chấp nhận rủi ro thường tỉ lệ nghịch với nhau.
Kết luận
Tại sao iDesign lại post bài này? Vì khi đọc bài viết này ngay lập tức tôi tự hỏi mình có phải là người sáng tạo hay không? Và tôi cũng nhớ tới một câu hỏi về tính sáng tạo. Đơn giản là: Bạn có phải là người có óc sáng tạo? Nếu bạn trả lời "CÓ" thì bạn là người có óc sáng tạo.
Vậy 5 yếu tố trên đây nếu bạn đã từng trả lời "CÓ" thì bạn hãy nhớ và làm theo nó để là một người luôn sáng tạo.



----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét