Tính tiên phong của sáng tạo

Người đăng: yeu mai em on Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

1. Biên giới giữa các tiến trình phát triển.
Đệ tử:
-         So với những đoạn đường thẳng tưng, tại sao tai nạn giao thông thường xảy ra nhiều hơn ở các khúc quanh, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Khúc quanh được xem như biên giớigiữa các đoạn đường thẳng tắp. Biên giới là nơi cái mớicái cũ còn đan xen nhau, vừa đấu tranh vừa chuyển hóa nhau. Cái mới còn yếu nhưng ngày càng tăng trưởng, cái cũ còn mạnh nhưng trên đà suy vong.
Khúc quanh nguy hiểm nhất. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Trong vận tải hàng không, máy bay bị tai nạn vào giai đoạn nào nhiều nhất, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hầu hết tập trung vào hai giai đoạn: cất cánh và hạ cánh. Trên quan điểm phát triển, cất cánh chính là biên giới giữa tiến trình đứng yênvà tiến trình bay còn hạ cánh là biên giới giữa tiến trình bay và tiến trình đứng yêncủa máy bay. Tai nạn và sự cố thường xảy ra trên biên giới giữa các tiến trình.
Đệ tử:
-         Trong đời người có những biên giới nào đáng nhớ, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Dậy thì là biên giới giữa tiến trình trẻ convà tiến trình người lớn. Với phụ nữ thì có thêm giai đoạn hồi xuân - biên giới giữa tiến trình thanh xuân và tiến trình lão hóa.
-         Kết hôn là biên giới giữa tiến trình tự dovà tiến trình phụ thuộc đối với cánh cánh đàn ông. Tuy nhiên, kết hôn lại là biên giới giữa tiến trình tự do và tiến trình cai trị đối với cánh đàn bà.
Sự khác biệt trước, trong và sau hôn nhân! (ảnh: nguồn internet)
-         Say rượu là biên giới giữa tiến trình sống trong thế giới thực và tiến trình sống trong thế giới ảo. Cái chết là biên giới giữa tiến trình sốngvà tiến trình chếtcủa con người với tư cách một một sinh vật.
Đệ tử:
-         Trong cuộc đời doanh nhân, có những biên giới nào đáng nhớ, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Giai đoạn khởi nghiệp kinh doanh là biên giới giữa tiến trình đi làm thuê và tiến trình đi làm chủ. Là biên giới chuyển tiếp từ một phần tử của giai cấp vô sản sang một phần tử của giai cấp tư sản. Là biên giới chuyển tiếp từ một người bán sức lao động sang một người mua sức lao động.
Đệ tử:
-         Lịch sử nhân loại được phân kỳ dựa trên những cột mốc nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Tùy theo phương diện cụ thể mà lịch sử được phân kỳ dựa trên những cột mốc khác nhau. Về lịch sử trình độ công nghệ của nền sản xuất nhân loại, giai đoạn phát minh ra động cơ hơi nước là biên giới giữa thời đại nông nghiệpthời đại công nghiệp. Giai đoạn phát minh ra máy tính là biên giới giữa thời đại công nghiệpthời đại thông tin.
-         Về mặt lịch sử quan hệ sản xuất nhân loại, cuộc cách mạng tư sản Pháp và cách mạng vô sản ở Nga là những biên giới giữa các tiến trình phong kiến, tư sản, vô sản.
Đệ tử:
-         Việc phát minh ra chất nổ có ý nghĩa gì đối với lịch sử chiến tranh, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Phát minh ra chất nổ tạo ra biên giới giữa thời đại chiến tranh vũ khí lạnh (giáo, mác,…) và thời đại chiến tranh vũ khí nóng (súng, pháo, tên lửa,…). Có nhiều loại chất nổ khác nhau, tuy nhiên chất nổ được dùng nhiều và phổ biến nhất là do Alfred Nobel tiên sinh quê làng Thụy Điển phát minh- ngài cũng là nhà sáng lập ra giải thưởng Nobel danh giá.
Nhà sáng lập giải thưởng Nobel. (ảnh: nguồn internet)

2. Qui luật biên giới giữa các tiến trình phát triển.
Đệ tử:
-         Con rắn gặp nguy hiểm nhất vào lúc nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Lúc nó lột xác để lớn lên. Đó là lúc nó đang trên biên giới giữa tiến trình phát triển cũ và tiến trình phát triển mới. Có khá nhiều loài sinh vật sử dụng cơ chế lột xác để tái sinh nhằm duy trì sự phát triển trong dài hạn, chẳng hạn các loài giáp xác ở đại dương.
-         Con người tuy không lột xác nguyên bộ da trong một lần như rắn nhưng nhiều bộ phận trong cơ thể con người luôn được tái sinh, chẳng hạn tế bào da, hồng cầu, móng chân tay,…
Đệ tử:
-         Tại sao tài xế đang tập lái lại xin mọi người đại xá, thưa ngài tiên sinh?
Ai dám nhận đại xá này? (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-         Tập lái chính là biên giới giữa tiến trình chưa biết và tiến trình biết lái xe. Tập lái là giai đoạn có nguy cơ cao gây ra tai nạn mặc dù những tay lái lão luyện vẫn gây ra tai nạn như thường.
Đệ tử:
-         Biên giới giữa các tiến trình phát triển có ý nghĩa gì đối với các nhà sáng tạo đổi mới, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Không gian lao động của các nhà sáng tạo đổi mới là ở trên biên giới giữa các tiến trình phát triển, biên giới giữa miền khả trimiền bất khả tri, biên giới giữa miền có luật/tụcmiền chưa có luật/tục, biên giới giữa miền đã được thừa nhậnmiền chưa được thừa nhận,…
Đệ tử:
-         Các nhà sáng tạo đổi mới thường ứng xử như thế nào trên biên giới, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung, các nhà sáng tạo đổi mới đều rơi vào tính huống tam nan: tiến-dừng-thoái đều nan giải. Qui luật trên biên giới giữa các tiến trình phát triển được phát biểu như sau: “Vượt qua biên giới thì phạm luật, lùi lại thì tầm thường,còn ở trên biên giới thì rủi ro nguy hiểm vì biên giới mấy khi rạch ròi phân minh”.
-         Nói chung, khó mà có được biên giới rạch ròi phân minh giữa miền khả trimiền bất khả tri. Khó mà có được biên giới rạch ròi phân minh giữa miền có luật/tụcmiền chưa có luật/tục. Khó mà có được biên giới rạch ròi phân minh giữa miền đã được thừa nhậnmiền chưa được thừa nhận,…
Sự nguy hiểm khi ở trên biên giới giữa các tiến trình. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Thái độ của những người xung quanh đối với các nhà sáng tạo đổi mới đang ở trên biên giới giữa các tiến trình phát triển như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung, những người xung quanh bị phân cực thành 3 nhóm: phản đối, trung dungủng hộ tùy theo tác động của sự sáng tạo đổi mới trên phương diện lợi ích vật chất cũng như tinh thần đối với họ.
Đệ tử:
-         Vừa có phản đối, trung dung lại có cả ủng hộ thì cân bằng rồi còn gì, thật là sung sướng đối với các nhà sáng tạo đổi mới, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Không đâu! Bỏ qua nhóm trung dung, các nhà sáng tạo đổi mới là chủ thể bị giằng xé giữa nhóm phản đối và nhóm ủng hộ. Những người ủng hộ chỉ có thể bảo vệ nhà sáng tạo đổi mới bằng cái tình, trong khi những người phản đối thì có thừa cái lý để làm cơ sở đấu tranh. Bên lý chắc chắn sẽ thắng bên tình khi xem xét vụ việc dưới nhãn quan và công cụ của luật/tục.
Đệ tử:
-         Điều này có ý nghĩa gì đối với hoạt động sáng tạo đổi mới trong doanh nghiệp, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Với nhà lãnh đạo doanh nghiệp, cần sự đồng hành và khoan dung đối với các nhà sáng tạo đổi mới. Nếu vận dụng những qui định hiện hành trong doanh nghiệp để phán xét hành vi của các nhà sáng tạo đổi mới thì e chừng các nhà sáng tạo đổi mới chùn tay không dám sáng tạo đổi mới nữa. Về tình có thể ngay nhưng về lý thì không… oan.
-         Với các nhà sáng tạo đổi mới, nhận thức được sự ủng hộ bằng cái tình không phải lúc nào cũng chiến thắng sự phản đối bằng cái lý. Cũng có thể quá trình sáng tạo lại là quá trình tự hủy diệt chính mình.
Đệ tử:
-         Tại sao mối tình đầu có xác suất thất bại cao hơn nhiều so với mối tình sau, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Mối tình đầu là biên giới giữa tiến trình ngây thơ như thỏ và tiến trình lão luyện như cáo trong tình trường. Cũng như các nhà sáng tạo đổi mới, những người đang yêu có ba sự lựa chọn nan giải: vượt qua biên giới thì phạm luật/tục, lùi lại thì tầm thường còn ở trên biên giới thì rủi ro nguy hiểm khôn lường.
-         Lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng, trong mối tình đầu đa số đều chọn phương án… lùi lại nên tiếc hùi hụi tận mãi cho đến khi chết.
Đệ tử:
-         Họ lùi lại bằng cách nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đối với các chàng, họ làm cho đối tác của mối tính đầu phải bắt chước ca sĩ Hoàng Oanh hát bài Sao không thấy hồi âm của nhạc sĩ Châu Kỳ.
Theo năm tháng hoài mong
thư gởi đi mấy lần

đợi hồi âm chưa thấy
anh ơi nhớ rằng đây
còn có em đêm ngày
hằng thương nhớ vơi đầy
Ngày đi mình đã hứa
toàn những lời chan chứa
còn hơn gió hơn mây
mỗi tuần một lần thư
kể nghe chuyện sương gió
kể nghe niềm ước mơ
Nhưng anh vắng hồi thư
thế là anh hững hờ
hoặc là anh không nhớ
em đâu khác người xưa
ngày lẫn đêm mong chờ
tình yêu nói sao vừa
Từ lâu đành xa vắng
đời trăm ngàn cay đắng
hỏi anh có hay không
chỉ cần một hồi âm
là em mừng vui lắm
cớ sao anh phụ lòng...
Ngày xưa anh còn nhớ
nàng Tô Thị bồng con ngóng trông
thời gian đã hoài công
nàng thành đá ngàn kiếp yêu thương chồng
Ngày nay em nào thấy
lòng chân thành của thế nhân
tìm đâu trong tình yêu
được bền lâu để kiếp sau không sầu
Em mơ ước làm sao
cho trọn mối duyên đầu
đẹp lòng anh yêu dấu
xưa Chức Nữ chàng Ngưu
từng đắng cay dãi dầu
chờ Ô Thước bắt cầu
Còn anh từ xa cách
làm em hờn em trách
hỏi anh có hay không
mỏi mòn đợi hồi âm
thềm xưa giờ vắng bóng
nhớ thương ai ngập lòng...
-         Còn các nàng làm cho đối tác của mối tính đầu phải bắt chước nghệ sĩ Mai Đình Tới dùng lỗ mũi ngâm bài hát Chim sáo ngày xưacủa nhạc sĩ Nhất Linh.
Ngày xưa em như chim sáo, sống vô tư hay mộng mơ nhiều.
Nhìn em đi qua cuối xóm, làn tóc mây bay má ửng hồng.
Chiều nay theo em anh bước, bước bên em trên con đường làng.
Nhìn em anh như muốn nói: "Này cô bé kia chờ anh đi cùng!".
Ô hay, em này kỳ ghê, người ta đi về, chung đường thời kệ người ta.
Cớ sao em vội đi mau, để khi ngoảnh lại nhìn nhau em thẹn thùng.
Em ơi, đường về còn xa, để anh đưa về, đưa về anh chẳng tính công.
Dẫu mai em có lấy chồng, anh xin làm người, làm người đưa sáo qua sông.

                                                 ***
Thời gian trôi đi nhanh quá, tiếng yêu tôi chưa kịp xếp vần.
Một ngày kia lũy tre cuối xóm, chẳng thấy em chiều nay đi về.
Hỏi ra mới hay chim sáo, sáo sang sông sáo đi lấy chồng.
Còn đâu những chiều theo bước, giờ chỉ có anh lẻ loi đi về.

Ai đem chim sáo sang sông, để cho, chim sáo sổ lồng, sổ lồng bay xa.
Sáo bay bỏ lại mình ta, bơ vơ một nẻo, xa xăm đi về.
Sáo ơi, bây chừ ngồi đây, chờ ai ai chờ, thôi rồi hết đợi hết trông.
Trách cho số kiếp bọt bèo, duyên kia chẳng đặng, thì đành nhìn sáo sang sông.
Trách cho số kiếp bọt bèo, duyên kia chẳng đặng thì đành nhìn sáo sang sông.

Dẫu mai em có lấy chồng, anh xin làm người, làm người đưa sáo qua sông.
Trách cho số kiếp bọt bèo, duyên kia chẳng đặng thì đành nhìn sáo sang sông.
Đệ tử:
-         Phải chăng trên biên giới giữa các tiến trình phát triển chỉ toàn rủi ro, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Trái lại là đằng khác! Rủi ro và cơ hội luôn song hành trong mọi tình huống.

3. Vai trò của tính tiên phong đối với sự phát triển.
Đệ tử:
-         Hai yếu tố quan trọng của học thuyết tiến hóa sinh học cũng như học thuyết tiến hóa xã hội học là gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đó là hai yếu tố: đột biến thích nghi. Tuy nhiên, chúng ta quá xem trọng yếu tố thích nghi đến nỗi hầu như lãng quên vai trò của yếu tố đột biến một cách phũ phàng.
Đệ tử:
-         Xin cho một ví dụ minh họa xem sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chuyện là thế này, vào thủa khai thiên lập địa, sau khi nàng Eva dụ dỗ chàng Adam ăn trái (táo) cấm, chàng ăn riết rồi đâm ra chán táo, nhiều khi thấy táo là sợ chết khiếp. Vì thế, chàng ao ước được ăn món khác dù chỉ một lần trong đời. Thượng đế biết được nỗi niềm chính đáng của chàng nên Ngài ném xuống trần gian một nắm lúa. Chẳng mấy chốc, những cây lúa xanh tươi mơn mởn mọc lên và vụ mùa đầu tiên bội thu ngoài sức tưởng tưởng của chàng lẫn nàng. Trớ trêu thay, kể từ đó trở về sau chàng thường xuyên được nàng ép ăn cơm sáng trưa chiều tối nên đâm ra chán cơm, nhiều khi thấy cơm là sợ chết khiếp. Vì thế, chàng lại ao ước được ăn… táo, dù là ăn lén, đặc biệt là táo đã có ai đó cắn dở!
Táo bị cắn dở - Niềm ao ước của chàng!(ảnh: nguồn internet)
-         Thấy chàng ăn lúa ngon lành nên những con chim cũng bắt chước ăn theo và vô tình mang những hạt lúa phát tán khắp nơi trong khu rừng. Những cây lúa bắt đầu nảy mầm và quá trình phát tán ra khắp thế giới được tiếp diễn. Bên cạnh loài chim, những cơn mưa rừng cùng lũ suối cũng góp phần đưa những hạt lúa đi xa khắp nơi.
-         Những hạt lúa ban đầu do Thượng đến ném xuống có cấu trúc gen hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, theo dòng thời gian những hạt lúa nảy mầm và phát triển trong những điều kiện môi trường thổ nhưỡng khác nhau. Có hạt rơi vào miền đất khô cằn như sa mạc, có hạt rơi vào mảnh đất phì nhiêu ven sông, có hạt rơi vào miền đất nhiễm mặn ven biển, có hạt rơi vào miền băng tuyết lạnh giá quanh năm,…
Đệ tử:
-         Thái độ ứng xử của những hạt lúa đối với môi trường xung quanh như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Những hạt lúa nào thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh thì có cơ may tồn tại và phát triển cao hơn.
Đệ tử:
-         Ngài Charles Darwin tiên sinh đã huấn thị như thế rồi, ngài nhắc lại như vẹt thì có ích chi, ngài phân tích rõ hơn xem sao, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ok! Chẳng hạn, ở vùng đất ngập mặn có 100 hạt lúa trôi dạt đến. Hạt thứ 1 đột biến/đột phá theo hướng chịu mặn hơn. Hạt thứ 2đột biến/đột phá theo hướng kém chịu mặn hơn.
-         Hạt thứ 3 đột biến/đột phá theo hướng nhiều lá hơn. Hạt thứ 4đột biến/đột phá theo hướng thân cao hơn và 96 hạt còn lại không hề có đột biến nào gì.
-         Phải cám ơn 4 hạt lúa này vì đã dũng cảm tạo ra sự đột biếncho dù là đột biếntheo những hướng khác nhau và không phải hướng nào cũng hiệu quả. Đây là những hạt lúa tiên phong và lịch sử họ nhà lúa được định đoạt bởi những hạt lúa tiên phong này.
Đệ tử:
-         Những phương án đột biến đó có ý nghĩa gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Bây giờ đến lượt yếu tố thích nghira tay hành đạo. Rõ ràng, ở thế hệ lúa kế tiếp, hậu duệ của hạt thứ 2có nguy cơ bị diệt vong cao nhất, còn hậu duệ của hạt thứ 1 có cơ may tồn tại và phát triển cao nhất.
-         Quá trình đột biếnthích nghi cứ thế tiếp diễn qua nhiều thế hệ của lúa và dần dần hình thành giống lúa chịu mặn từ giống lúa nguyên thủy.
-         Vào thời computer, các nhà bác học và cả lão nông can thiệp vào cơ chế này để chủ động tạo ra những giống lúa mới.
Đệ tử:
-         Phải chăng, nếu không có sự đột biếnthì không có sự tiến hóa, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Chính xác 100%. Sự đột biến xảy ra trên nhiều hướng khác nhau, tuy nhiên chỉ có những hướng đột biến thích ứng tốt hơn với môi trường xung quanh mới có cơ may tồn tại và phát triển.
Đệ tử:
-         Xin cho biết một vài đột biếntrong xã hội đương đại, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Về mặt xã hội, chẳng hạn vấn đề chuyển đổi giới tính, kết hôn đồng giới, bà mẹ đơn thân, kiểm soát mại dâm, cái chết êm dịu,…
-         Về mặt y tế, chẳng hạn vấn đề sinh sản vô tính, sử dụng tế bào gốc, sử dụng tinh trùng và trứng của người quá cố,…
-         Về lương thực, dân số thế giới ngày càng tăng trong khi nguồn cung lương thực không tăng theo kịp dẫn đến giải pháp tiềm năng là sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Tuy nhiên, nhiều quốc gia còn thận trọng vì chưa lường trước được tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe con người. Biết đâu chừng những người ăn bắp biến đổi gien sẽ có bộ da như sau:
Phải chăng vì ăn bắp biến đổi gen? (ảnh: nguồn internet)
-         Về năng lượng, sử dụng nhiên liệu sinh học, chẳng hạn xăng pha ethanol được sản xuất từ bắp, sắn, củ cải, mía. Hoặc dầu diezel pha mỡ chiết trích từ phụ phẩm cá tra, cá basa.
Đệ tử:
-         Đây có phải là sự biểu hiện của yếu tố đột biến/đột phátrong đời sống xã hội, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Đúng vậy! Có những sự đột biến/đột phádần dần được thừa nhận và trở nên bình thường, chẳng hạn thụ tinh trong ống nghiệm. Có những sự đột biến/đột phá bị phản ứng ném đá dữ dội.
Đệ tử:
-         Giữa hai yếu tố đột biến/đột pháthích nghi/thích ứng, yếu tố nào quan trọng hơn, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Hai yếu tố này có bản chất khác nhau nên không thể… so sánh được. Nếu không có đột biến/đột phá thì không có những ứng viên cho sự thích nghi/thích ứng vì thế không có sự phát triển. Mặt khác, nếu không sự thích nghi/thích ứng để chọn lọc thì sẽ không có sự định hướng trong phát triển. 
Đệ tử:
-         Trong marketing yếu tố đột biến/đột phávà yếu tố thích nghi/thích ứng thể hiện như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Yếu tố đột biến/đột phá là hệ quả của sự khác biệt còn yếu tố thích nghi/thích ứng được thể hiện thông qua sự lựa chọn của khách hàng. Nếu khách hàng không mua thì coi như sản phẩm của doanh nghiệp không thích nghi/thích ứng được trên thị trường.
Đệ tử:
-         Có rất nhiều tiếp cận đột biến/đột phákhác nhau đối với một sản phẩm cụ thể, vậy nên đột biến/đột phá theo hướng nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Theo hướng mà khách hàng mua sản phẩm! Trên thực tế, các nhà sáng tạo đổi mới vẽ vời cả tỉ phương án khác biệt hóa sản phẩm, tuy nhiên chẳng mấy phương án có khả năng thành công trên thị trường. Các doanh nhân hãy cảnh giác cao độ với các nhà sáng tạo đổi mới!
Đệ tử:
-         Vào thời đồ đá chỉ có một loại sữa duy nhất là… sữa mẹ, tại sao vào thời computer sữa bò được dùng rất nhiều, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời đồ đá, bình sữa mẹ chỉ có một chức năng duy nhất là tạo sữa cho trẻ con. Trong khi đó, vào thời computer, bình sữa mẹ phải kiêm nhiệm thêm những chức năng khác, chẳng hạn chức năng thẩm mỹ. Có những bà mẹ tuyệt đối hóa chức năng thẩm mỹ hoặc chức năng tạo sữa bị mất tác dụng nên trẻ con đành phải dùng sữa bò thay thế độ nhật qua ngày đoạn tháng.
Đệ tử:
-         Tại sao sữa bò lại chiếm tỉ lệ áp đảo so với sữa ngựa, sữa dê, sữa trâu, sữa cừu, sữa lạc đà,… thưa ngài tiên sinh?
Cứu tinh của nhân loại. (ảnh: nguồn internet)
Đạo sĩ:
-         Bất cứ con vật nào cho sữa cũng được con người xem xét thay thế cho sữa mẹ. Tuy nhiên, về mặt hiệu quả sản xuất sữa thì tất cả phải chào thua bò. Nói cách khác, có nhiều nhà tiên phong trong việc sử dụng sữa động vật nhưng cuối cùng sữa bò đã thắng thế trên bình diện hiệu quả sản xuất.
Đệ tử:
-         Đành rằng là sữa bò nhưng tại sao vào thời computer có tới hàng vạn loại sữa khác nhau, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Vào thời computer có vô số loại sữa bò khác nhau. Sự khác nhau trên các phương diện như: thương hiệu, phân khúc khách hàng, bao bì, nguồn gốc xuất xứ, công nghệ chế biến,… Chẳng hạn, sữa cho người loãng xương, sữa tăng chiều cao, sữa  sáng mắt, sữa cho người gầy, sữa cho trẻ… chưa ra đời,… ôi vô số kể.
Đệ tử:
-         Nguyên nhân nào gây ra sự đa dạng khủng khiếp như thế này trong ngành hàng sữa, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Do yếu tố đột biến/đột phá làm cho sản phẩm sữa ngày càng khác biệt.
Làm ơn mà còn mắc oán. (ảnh: nguồn internet)
 4. Các loại nhân trong xã hội.
Đệ tử:
-         Hai năng lực quan trọng của các nhà sáng tạo đổi mới đó là năng lực biếtnăng lực dám. Liệu có thể phân loại con người theo hai tiêu chí này, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Ok! Có thể phân thành 4 loại nhân dựa trên hai tiêu chí trên.
Stt
Năng lực biết
Năng lực dám
Loại nhân
1
Nhân tài
2
Không có
Nhân nhát
3
Không có
Nhân liều
4
Không có
Không có
Nhân thường
Bảng phân loại nhân trong xã hội.
Đệ tử:
-         Theo số liệu từ trạm đo đếm số liệu thời đồ đá, gần 50% doanh nhân có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống, số liệu này nói lên điều gì, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Nói chung, doanh nhân là người có bản lĩnh mặc dù lúc khởi nghiệp họ chưa biết nhiều về quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có những người được đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh nhưng chưa dámkhởi nghiệp.
Đệ tử:
-         Phải chăng, một người chưa có năng lực biết sẽ mãi mãi không có năng lực biết, một người chưa có năng lực dám sẽ mãi mãi không có năng lực dám, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Mọi thứ đều có thể thay đổi. Một người khởi nghiệp lúc đầu có thể không biết nhiều thứ trong hoạt động kinh doanh nhưng rồi họ sẽ biết, lúc ban đầu không dám nhiều thứ nhưng rồi họ sẽ dám! Nói cách khác, phân loại nhân chỉ có tính tương đối theo thời gian và có thể thay đổi từ loại nhân này sang loại nhân khác.
Đệ tử:
-         Vào thời đồ đá những học sinh cá biệt được đối xử như thế nào, thưa ngài tiên sinh?
Đạo sĩ:
-         Thời đồ đá, luôn kỳ vọng sự tồn tại và phát triển của thời đại mình vào các học sinh… cá biệt. Đó là những con người tuy còn trẻ tuổi nhưng có sự khác biệt và dám khác biệt với những người khác.
-         Bill Gates (Microsoft), Paul Allen (Microsoft), Steven Jobs (Apple), Michael Dell (Dell), Mark Zuckerberg (Facebook), Biz Stone (Twitter), Larry Ellison (Oracle), Walt Disney (Walt Disney), Richard Branson (Virgin), John Rockefeller (Rockefeller),… là những doanh nhân bỏ học dở dang nhưng sự nghiệp của họ cực kỳ hoành tráng, đều là tỷ phú đô la. Họ là những học sinh... cá biệt. 
Thiếu năng lực biết hay dám hay cả hai? (ảnh: nguồn internet)

Làng Hạ, năm 6.000 trước Tây lịch thời đồ đá
Trần Ngọc Truyền


-----------------------------------------------------------------------------------------------
SÁNG TẠO DU KÝ - Nơi đánh thức và nuôi dưỡng những linh hồn sáng tạo!
Tự học sáng tạo qua BÀI VIẾT: link
Tự học sáng tạo qua HÌNH ẢNH: link
Tự học sáng tạo qua BÀI GIẢNG: link
Nhìn lại chặng đường năm đầu tiên: link

Bí mật Khóa học Business Innovation: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét