Thay đổi - Bất đổi

Người đăng: yeu mai em on Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

SÁNG TẠO DU KÝ là cuốn tiểu thuyết hư cấu, hài hước về sáng tạo đổi mới. Bối cảnh diễn ra vào thời đồ đá cách nay 6.000 năm trong quá khứ. SÁNG TẠO DU KÝ cung cấp một góc nhìn thực tiễn và hài hước về sáng tạo và đổi mới. 




                                 Niên biểu thời đồ đá. (Ảnh: nguồn Internet)


KHÁI NIỆM THAY ĐỔI VÀ BẤT ĐỔI.
1. Quan niệm về thay đổi và bất đổi.
Đệ tử:
-         Hôm qua, con cố tình gặp lại người yêu cũ thật đã đời sông núi. Khi xưa, cô ấy có mái tóc đuôi gà hay đạp xe trên phố với chiếc răng khểnh xinh xắn. Thế mà giờ đây tóc gió đã thôi bay nhưng răng thì bằng inox cực chuẩn.
-         Thời gian trôi đi lặng lẽ nhưng để lại dấu ấn thật kinh khiếp. Phải chăng mọi sự vật, hiện tượng trong thời đồ đá luôn luôn THAY ĐỔI, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Thế hôm qua, ngươi và con mụ già xấu xí kia tâm sự ở đâu?
Đệ tử:
-         Vẫn địa điểm xưa - bụi chuối sau hè, thưa sư phụ tiên sinh.

Thay đổi và Bất đổi trong tình yêu thời đồ đá. (Ảnh: nguồn Internet)
Sư phụ:
-         Thế hôm qua, ngươi và con mụ già xấu xí kia gặp nhau lúc nào?
Đệ tử:
-         Vẫn lúc xưa - giờ tý canh ba gà gáy í e, thưa sư phụ tiên sinh.
Sư phụ:
-         Thế hôm qua, ngươi và con mụ già xấu xí kia tác chiến thế nào?
Đệ tử:
-         Vẫn tác chiến xưa - múa phối hợp đến tê chân tê tay, thưa sư phụ tiên sinh.
Sư phụ:
-         Rõ ràng, trên thế gian này cũng có những thứ BẤT ĐỔI theo thời gian đấy chứ!
-         Thay đổibất đổi là cặp phạm trù đối lập về sự vận động của mọi sự vật, hiện tượng trong thời đồ đá.
2. Vai trò của thay đổi và bất đổi.
Đệ tử:
-         Tạo hóa thật tréo ngoe, vừa thay đổi lại vừa bất đổi để làm gì, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Thay đổi để phát triển trong dài hạn còn bất đổi để tồn tạitrong ngắn hạn theo từng lát cắt của con quái vật dài vô cùng tận là thời gian. Lát cắt phải đủ ngắn để đối tượng được xem như bất đổi. Giữa các lát cẳt liền kề, đối tượng có thể có thay đổi rất nhỏ, tuy nhiên với các lát cắt thời gian xa nhau, đối tượng có thể thay đổi rất nhiều.
Đệ tử:
-         Trong thế giới này, cái gì vừa thay đổi nhất vừa bất đổi nhất, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Trong đời sống xã hội loài người nói riêng và thế giới vũ trụ nói chung, tình yêu là nơi thống nhất các mặt đối lập đến mức kinh ngạc. Con hãy xem bức thư tình nổi tiếng thời đồ đá khắc biết.
THAY LÒNG
Nói chi cho nhiều khi tình nhạt nhòa, nói chi cho nhiều chỉ làm khổ nhau. Em biết anh đây thay lòng, thân gái tha phương xứ người, buồn duyên mình thân phận đắng cay. Biết rằng duyên mình anh phụ tình em, kiếp này xin đành trả lại ngày sau. Lỡ bước sang đây theo chồng, em vẫn yêu anh chân thành sao anh đành vứt một đời hoa. Ngày xưa, anh về thăm quê xưa quen em rồi yêu em, ta thương nhau chân thành xin cưới nàng về bên đây, ngờ đâu mười năm chung sống anh thay lòng về với tình nhân, quên bao ái tình, bỏ mặc mẹ con em sống đời xa xứ buồn đau. Biết làm thế nào trả lại tình em, trách là không tròn lời hứa yêu em. Em ước mong anh quay về, cho dẫu trăm năm mong chờ em vẫn chờ vẫn đợi tình anh. (Nguồn Internet)
Sự thay đổi trái chiều. (Ảnh: nguồn Internet)
3. Nguồn gốc của sự thay đổi.
Đệ tử:
-         Sự thay đổi do đâu mà có, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Có 3 tác nhân tạo ra sự thay đổi: thứ nhất là thế giới tự nhiên; thứ hai là cá nhân con người và thứ ba là xã hội loài người.
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về tác nhân thứ nhất - thế giới tự nhiên tạo ra sự thay đổi, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Khi chưa có con người, thế giới tự nhiên vẫn luôn thay đổi. Chẳng hạn, trái đất quay quanh mình, bốn mùa xuân hạ thu đông, con nước lớn nước ròng. Sinh vật vẫn thay đổi trong quá trình tiến hóa. Sự hình thành những ngọn núi cao chót vót hay những dòng sông chảy nặng phù sạ. Bản thân mỗi con người cũng đang bị lão hóa từng ngày theo cơ chế của tự nhiên.
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về tác nhân thứ hai - cá nhân con người tạo ra sự thay đổi, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Ngài Steven Jobs tiên sinh đã thay đổi thế giới thông qua việc sáng chế ra hàng loạt thiết bị thông minh như iPhone, iPad,… Ngài Albert Einstein tiên sinh đã thay đổi nhận thức của nhân loại về mối liên hệ giữa vật chất và năng lượng qua công thức nổi tiếng E=mc2. Các thầy đồ thời đồ đá vẫn ngày đêm nỗ lực thay đổi nhận thức của hàng vạn môn sinh mẫu giáo trường làng. Khi một người đàn ông cưới vợ, ít ra anh ấy đã thay đổi hai người. Khi một con người nghĩ ra một ý tưởng mới, họ đã thay đổi chính mình.
Đệ tử:
-         Xin thỉnh giáo về tác nhân thứ ba - xã hội loài người tạo ra sự thay đổi, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Mỗi cá nhân gây ra thay đổi nên xã hội loài người chắc chắn gây ra thay đổi.


      Sự phát triển công cụ lao động của loài người. (Ảnh: nguồn Internet)
4. Cộng hưởng sự thay đổi.
Đệ tử:
-         Hiện tượng biến đổi khí hậu trên trái đất là do tác nhân nào gây ra, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Do cả ba tác nhân trên cộng hưởng mà ra. Chính con người với tư cách cá nhân và tư cách xã hội đã làm suy giảm tầng ozone thông qua việc thải khí carbonic, khí CFC dùng trong máy lạnh và nhiều chất khác vào bầu khí quyển. Còn tác nhân tự nhiên được thể hiện qua sự thay đổi có chu kỳ của khí hậu.
***

Làng Hạ, năm 6.000 trước Tây lịch thời đồ đá
Trần Ngọc Truyền


-----------------------------------------------------------------------------------------------
SÁNG TẠO DU KÝ - Nơi đánh thức và nuôi dưỡng những linh hồn sáng tạo!
Tự học sáng tạo qua BÀI VIẾT: link
Tự học sáng tạo qua HÌNH ẢNH: link
Tự học sáng tạo qua BÀI GIẢNG: link
Nhìn lại chặng đường năm đầu tiên: link

Bí mật Khóa học Business Innovation: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét